Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV - năm 2024

Ngày 17/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024, với sự tham dự của 246 đại biểu đại diện cho 11 dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708170.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Thị Hà trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho tập thể, cá nhân. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Đại hội với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững” đã tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 - 2024. Đồng thời, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2024 - 2029 với quyết tâm động viên đồng bào các dân tộc thiểu số chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708171.jpg
Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho các cá nhân. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Tỉnh Sơn La hiện có hơn 1,3 triệu người, trong đó trên 83,7% là người dân tộc thiểu số, gồm: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Lào, La Ha, Tày, Hoa. Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ III năm 2019, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả quan trọng. Các chính sách giảm nghèo, chương trình, đề án phát triển kinh tế được triển khai thực hiện đúng mục tiêu, địa bàn, đối tượng, phát huy hiệu quả, an sinh xã hội được đảm bảo. Tính đến tháng 10/2024, tỉnh đã hỗ trợ xóa 8.657 nhà tạm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số với số tiền trên 400 tỷ đồng; 10/12 huyện, thành phố hoàn thành công tác xóa nhà tạm.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708176.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Đình Việt tặng Bằng khen cho các tập thể. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Tỉnh đã huy động hàng trăm nghìn tỷ đồng từ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm và thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, riêng Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2022 đến nay, đã đầu tư xây dựng được 269 công trình giao thông, 94 công trình nước sinh hoạt tập trung, 115 công trình giáo dục, 2 trụ sở xã, 2 trạm y tế xã; sửa chữa 203 nhà văn hoá, 51 công trình thuỷ lợi…

Thông qua những chính sách, dự án cùng với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển; hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh được củng cố; bản sắc văn hoá được duy trì và phát huy, khối đại đoàn kết giữa các dân tộc được tăng cường.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708168.jpg
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Đại hội. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Đại bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh đã có chuyển biến về nhận thức, có ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo; xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến; 3 huyện được công nhận thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21,6% năm 2019 còn 11,1% năm 2024...

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến nêu bật những thành tựu và phản ánh kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; chia sẻ những cách làm hay, mô hình hiệu quả và nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian qua và những năm tiếp theo.

Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà chúc mừng những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La thời gian qua. Đồng thời, biểu dương, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của đồng bào các dân tộc thiểu số đã chung sức, đồng lòng phát huy tiềm năng, thế mạnh, góp sức cùng nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708172.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Thị Hà phát biểu. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Phát huy tiềm năng, lợi thế, tỉnh đã tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực là cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là cán bộ thuộc dân tộc rất ít người; đồng bào các dân tộc thiểu số quan tâm công tác giáo dục cho con em; thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phấn đấu vượt khó vươn lên thi đua phát triển kinh tế; tích cực chung tay bảo vệ an ninh trật tự, vun đắp tình hữu nghị, xây dựng vùng biên giới Việt - Lào bình yên, phát triển; kiên quyết bài trừ các hủ tục lạc hậu; cùng nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Quốc Khánh đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; gắn phát triển kinh tế với công tác giải quyết việc làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708174.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Quốc Khánh phát biểu. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Cùng với đó, thực hiện các giải pháp bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; xây dựng đề án khôi phục các trang phục truyền thống, gìn giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số... Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vững mạnh; quan tâm công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708173.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân phát biểu. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Bên cạnh đó, mỗi gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tích cực học hỏi trau dồi kiến thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_7708175.jpg
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La Vi Đức Thọ phát động phong trào thi đua về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 2024 - 2029. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Nhân dịp Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân và tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 1 cá nhân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho 9 tập thể, 42 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024.

vna_potal_dai_hoi_dai_bieu_cac_dan_toc_thieu_so_tinh_son_la_lan_thu_iv_nam_2024_130130512_7708169.jpg
Bí thư Tỉnh đoàn Sơn La Cầm Thị Huyền Trang trình bày Quyết tâm thư của Đại hội. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Đại hội cũng phát động phong trào thi đua về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 2024-2029; thông qua Quyết tâm thư của Đại hội.

Quang Quyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Các ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; chủ động nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ngành, địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “quản lý theo kết quả”, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”- Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chiều 14/1.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Sáng 14/1, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tỉnh Thái Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài cuối)

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài cuối)

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không thể phát triển đột phá nếu thiếu đội ngũ nhà khoa học.

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 2)

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 2)

Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 1)

Đột phá theo Nghị quyết 57 (Bài 1)

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Chiều 12/1, kết luận Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) trực tuyến 4 cấp với hơn 8.600 điểm cầu toàn quốc để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát.

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Sáng 12/1, không khí Tết đến sớm với bà con khó khăn huyện thấp trũng Quảng Điền trong chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.