Nếu có dịp tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Giáy ở Lai Châu, bạn sẽ ấn tượng với hình ảnh cô dâu, chú rể trong bộ trang phục truyền thống đẹp mắt. Vào ngày cưới, chú rể mặc quần đen, áo dài xanh truyền thống với 2 ruy băng đỏ đan chéo trước ngực, tay cầm ô. Cô dâu mặc áo lụa mềm sắc hồng được trang trí những đường vải màu cùng chiếc khăn đội đầu như một tiêu chuẩn về vẻ đẹp của phụ nữ Giáy.
Ngày 2/9, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), người Nùng Phàn Slình đến từ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức tái hiện nghi thức cưới hỏi đặc sắc, giới thiệu những nét đẹp trong lễ cưới, góp phần bảo tồn và giữ gìn vốn văn hóa truyền thống quý báu của cha ông.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhiều phong tục trong việc cưới, việc tang và các nghi lễ vòng đời của người Chăm đã được tổ chức giản tiện, ít tốn kém hơn.
Trải qua những giai đoạn dài phát triển, người Ba - na tồn tại chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, phong tục cưới xin tuy còn nhiều nét nguyên sơ nhưng giàu tinh thần nhân văn và mang đậm sắc thái tộc người.
Trong lễ cưới của người Tày ở Cao Bằng, ngoài các lễ nạp thái, vu quy phải làm theo đúng thủ tục quy định thì ngày cưới còn là ngày vui, ngày phô diễn sự hiểu biết, văn minh, lịch sự, trang trọng và là dịp tốt để đối đáp tỏ tài ăn nói của hai họ. Trong đó, hát đối đáp của quan lang (cách gọi của người Tày) là một loại hình dân ca đặc sắc bởi dồi dào âm điệu mà phong phú ý tình.
Lễ cưới theo đúng truyền thống của Nga thường kéo dài 2 đến 3 ngày, thường diễn ra vào mùa thu hoặc trong mùa đông, trong khoảng thời gian giữa những lễ ăn chay lớn.
Theo phong tục cưới hỏi cổ truyền thì lễ nghi “hoa cau” của người Khmer Nam Bộ mang nét đặc trưng hơn cả. Từ việc đưa hoa cau từ trên cây xuống, đem tới nhà gái, rồi mở hoa, dâng hoa... đều đã trở thành những tập tục thể hiện sự tôn trọng tình yêu đôi lứa, tôn kính ông bà, cha mẹ.
Tục cưới hỏi của người Ve ở vùng cao huyện Nam Giang (Quảng Nam) mang nhiều nét độc đáo với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân cư miền núi.
Lễ cưới truyền thống của đồng bào Khmer ở An Giang thường được tổ chức trong 3 ngày, gồm Ngày nhập gia, Ngày đưa rể và Lạy ông bà, với hai hình thức là Pơ-ran (truyền thống) hoặc Lơ- T’rai (hiện đại).