Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học Reading (Anh) và Đại học Southern Queensland (Australia) thực hiện cho thấy, ong và các loài côn trùng có ích khác đang bị tổn hại nhiều hơn do ô nhiễm không khí so với các loài gây hại.
Ngày 8/7, Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã chấp nhận việc sử dụng khoảng 16 loại côn trùng làm thực phẩm tiêu dùng, trong đó gồm nhiều loài dế, châu chấu và nhộng.
Những "kẻ săn mồi" tự nhiên như chim, bọ cánh cứng và côn trùng có thể là một lựa chọn thay thế hiệu quả cho thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu quần thể sâu bệnh hại mùa màng đồng thời tăng năng suất cây trồng.
Một thế giới ngày càng ấm lên và sự phát triển của nông nghiệp thâm canh (phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản) đang khiến số lượng côn trùng giảm mạnh gần 50% so với các khu vực ít bị ảnh hưởng vì nhiệt độ tăng và hoạt động canh tác công nghiệp. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu được công bố ngày 20/4 trên tạp chí Nature.
Mô hình nuôi ruồi lính đen làm thức ăn cho vật nuôi của anh Lê Minh Hiếu, ngụ ấp Phước Hữu, xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mấy năm nay rất thành công và giảm nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi, bổ sung nguồn đạm thay thế cám nuôi, giúp vật nuôi mau lớn.
Sau khi có thông tin về một loại côn trùng lạ xuất hiện trên địa bàn thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên đã kiểm tra thực tế và xác định đây là bọ đậu đen. Loại bọ này không gây hại cho cây trồng. Ngành Y tế địa phương đưa ra những khuyến cáo để người dân có thể phòng ngừa loại côn trùng này.
Hiện nay, bình quân mỗi ngày trại dế của anh Lê Thành Trung ở thôn 6, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho thu hoạch từ 6 – 8 kg dế thành phẩm, với giá cả thị trường hiện tại dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, trại dế cho anh thu gần 1 triệu đồng/ngày.