Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2023, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch bố trí gần 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp; trong đó, 9 huyện, thị xã, thành phố được bố trí trên 37 tỷ đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh gần 13 tỷ đồng.
Cùng với việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, thủy sản, Phú Thọ còn tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển nông nghiệp theo chuỗi và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng… Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng. Nhiều chỉ tiêu cơ bản về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần tạo đột phá trong sản xuất.
Là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, Phú Yên tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm theo chuỗi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, mang lại chất lượng và giá trị kinh tế cao. Ngành nông nghiệp được Phú Yên lựa chọn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đột phá, “bệ phóng” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm đến.
Ngày 30/9, tại hội nghị thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2021-2025 tại thành phố Sơn La do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Sơn La, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề nghị, thời gian tới, các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp tục thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, thời gian qua, cơ cấu ngành nông nghiệp từng bước chuyển dịch đúng hướng, giá trị các sản phẩm chủ lực tăng lên. Từ đó, thu hút thêm các nguồn lực, đặc biệt là thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tiềm năng về đất đai, mặt nước và khí hậu. Kể từ khi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu được ban hành, công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực...