Xã Gio Việt, huyện Gio Linh là một xã vùng biển có nhiều người tham gia xuất khẩu lao động sau sự cố môi trường biển. Năm 2016 có trên 150 người xuất khẩu lao động nước ngoài, riêng trong 5 tháng đầu năm đã có 67 lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... chủ yếu đi qua các kênh của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và sàn giao dịch việc làm.
Đi biển là nghề truyền thống từ xa xưa do cha ông truyền lại.Ông Nguyễn Văn Thọ (48 tuổi), thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh gần như đã gắn bó cả cuộc đời mình với biển khơi. Sau sự cố môi trường, con tàu nhỏ của gia đình phải nằm bờ, cuộc sống gia đình rơi vào túng quẫn.
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình ông vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Cửa Việt cho hai người con đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hiện nay, con trai lớn Nguyễn Văn Thường (sinh năm 1994) làm việc tại Đài Loan gửi về từ 500-600 USD / tháng, con gái Nguyễn Thị Vương (sinh năm 1996) đi Nhật Bản gửi về từ 22-24 triệu đồng/ tháng.
Ông Thọ chia sẻ: "Sau sự cố môi trường, tàu và lò hấp cá của gia đình ngừng hoạt động. Thời điểm ấy khó khăn chồng chất khó khăn. Rất may, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương tạo điều kiện cho con tôi đi lao động nước ngoài. Các cháu làm việc ổn định, thu nhập cũng khá, gia đình có tiền trang trải hết nợ nần, hỗ trợ gia đình khôi phục lại sản xuất".
Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là một trong những địa phương có số lượng người tham gia xuất khẩu lao động cao nhất của tỉnh Quảng Trị. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2017 đã có gần 100 người đi xuất khẩu lao động tập trung ở các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... Thu nhập bình quân của những lao động này tại Hàn Quốc và Nhật Bản đạt trên 20 triệu đồng/tháng/người…
Ông Nguyễn Văn Hai, Khu phố 2, Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh có con trai Nguyễn Văn Việt đang lao động tại Nhật Bản cho biết: Trước đây, người dân vùng này đi xuất khẩu lao động ít chứ không rầm rộ như bây giờ. Đặc biệt, từ sau sự cố môi trường biển, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn được sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như Sở Lao động Thương binh và Xã hội, bây giờ, vùng này hầu như gia đình nào cũng có người đi nước ngoài làm ăn. Ở đây, nhà ít có một người, có nhà có từ 3-4 người đi lao động ở nước ngoài. Con trai ông bắt đầu sang Nhật Bản làm việc từ sau sự cố môi trường. Hiện nay, mỗi tháng con ông gửi về trung bình được từ 25-30 triệu đồng.
Xuất khẩu lao động đã thực sự góp phần giải quyết việc làm cho người dân sau sự cố môi trường. Đồng thời, từ nguồn ngoại tệ nước ngoài của các lao động thu lại được đã thay đổi không nhỏ bộ mặt các vùng nông thôn. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được, trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đình Cảm, Chủ tịch thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cho biết: Sau sự cố môi trường biển, các cấp chính quyền thị trấn đã tập trung triển khai quyết liệt những biện pháp trước mắt như chuyển đổi sinh kế, giải quyết việc làm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, xuất khẩu lao động được xem là một biên pháp hợp lý, thiết thực góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống kinh tế. Do tình trạng thiếu việc làm ở cơ sở, xu thế con em trên địa bàn học xong lớp 12 đều chọn xuất khẩu lao động, từ đó, dẫn đến tình trạng hiếu lao động tại chỗ ở địa phương. Chính vì vậy, hiện nay, lãnh đạo UBND xã đang nghiên cứu phương án cân đối giữa cung và cầu để đảm bảo vấn đề lao động tại địa phương cũng như xuất khẩu lao động được hợp lý…
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, từ sau sự cố môi trường biển năm 2016 đến ngày 31/5/2017 , gần 500 lao động tại 4 huyện vùng biển gồm Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh đã đi xuất khẩu lao động ở các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore.. Một số xã có tỷ lệ người đi nhiều và hiệu quả nhất như: xã Gio Hải, Thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt (huyện Gio Linh), thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh)… Với sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành và người dân Quảng Trị, xuất khẩu lao động đang là hướng đi mới được nhiều người dân lựa chọn bởi hiệu quả thiết thực mang lại rất lớn. Tuy nhiên, để dung hòa được nguồn lao động tại chỗ ở địa phương với công tác xuất khẩu lao động đòi hỏi sự phân bổ hợp lý cũng như sự quan tâm phù hợp từ các cấp chính quyền…
Bà Dương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết: Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Trị về chuyển đổi sinh kế cho người dân vùng biển, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho người dân vùng biển; tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đối thoại giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, người dân để bà con nhận thức đầy đủ và nắm rõ được cách thức tổ chức triển khai xuất khẩu lao động.
Sở đã phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị tổ chức giới thiệu, tư vấn miễn phí cho người lao động thông qua sàn giao dịch việc làm và đường dây nóng 0233.3857.111. Mặt khác, Sở phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hỗ trợ công tác vay vốn để người dân vùng biển được tham gia thuận lợi. Trong thời gian tới, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục tuyên truyền, vận động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; phối hợp với các hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia xuất khẩu lao động…
Đi biển là nghề truyền thống từ xa xưa do cha ông truyền lại.Ông Nguyễn Văn Thọ (48 tuổi), thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh gần như đã gắn bó cả cuộc đời mình với biển khơi. Sau sự cố môi trường, con tàu nhỏ của gia đình phải nằm bờ, cuộc sống gia đình rơi vào túng quẫn.
Xuất khẩu lao động đã thực sự góp phần giải quyết việc làm cho người dân sau sự cố môi trường. Ảnh minh họa: vietjob.vn |
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình ông vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Cửa Việt cho hai người con đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hiện nay, con trai lớn Nguyễn Văn Thường (sinh năm 1994) làm việc tại Đài Loan gửi về từ 500-600 USD / tháng, con gái Nguyễn Thị Vương (sinh năm 1996) đi Nhật Bản gửi về từ 22-24 triệu đồng/ tháng.
Ông Thọ chia sẻ: "Sau sự cố môi trường, tàu và lò hấp cá của gia đình ngừng hoạt động. Thời điểm ấy khó khăn chồng chất khó khăn. Rất may, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương tạo điều kiện cho con tôi đi lao động nước ngoài. Các cháu làm việc ổn định, thu nhập cũng khá, gia đình có tiền trang trải hết nợ nần, hỗ trợ gia đình khôi phục lại sản xuất".
Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là một trong những địa phương có số lượng người tham gia xuất khẩu lao động cao nhất của tỉnh Quảng Trị. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2017 đã có gần 100 người đi xuất khẩu lao động tập trung ở các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... Thu nhập bình quân của những lao động này tại Hàn Quốc và Nhật Bản đạt trên 20 triệu đồng/tháng/người…
Ông Nguyễn Văn Hai, Khu phố 2, Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh có con trai Nguyễn Văn Việt đang lao động tại Nhật Bản cho biết: Trước đây, người dân vùng này đi xuất khẩu lao động ít chứ không rầm rộ như bây giờ. Đặc biệt, từ sau sự cố môi trường biển, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn được sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như Sở Lao động Thương binh và Xã hội, bây giờ, vùng này hầu như gia đình nào cũng có người đi nước ngoài làm ăn. Ở đây, nhà ít có một người, có nhà có từ 3-4 người đi lao động ở nước ngoài. Con trai ông bắt đầu sang Nhật Bản làm việc từ sau sự cố môi trường. Hiện nay, mỗi tháng con ông gửi về trung bình được từ 25-30 triệu đồng.
Xuất khẩu lao động đã thực sự góp phần giải quyết việc làm cho người dân sau sự cố môi trường. Đồng thời, từ nguồn ngoại tệ nước ngoài của các lao động thu lại được đã thay đổi không nhỏ bộ mặt các vùng nông thôn. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được, trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đình Cảm, Chủ tịch thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cho biết: Sau sự cố môi trường biển, các cấp chính quyền thị trấn đã tập trung triển khai quyết liệt những biện pháp trước mắt như chuyển đổi sinh kế, giải quyết việc làm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, xuất khẩu lao động được xem là một biên pháp hợp lý, thiết thực góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống kinh tế. Do tình trạng thiếu việc làm ở cơ sở, xu thế con em trên địa bàn học xong lớp 12 đều chọn xuất khẩu lao động, từ đó, dẫn đến tình trạng hiếu lao động tại chỗ ở địa phương. Chính vì vậy, hiện nay, lãnh đạo UBND xã đang nghiên cứu phương án cân đối giữa cung và cầu để đảm bảo vấn đề lao động tại địa phương cũng như xuất khẩu lao động được hợp lý…
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, từ sau sự cố môi trường biển năm 2016 đến ngày 31/5/2017 , gần 500 lao động tại 4 huyện vùng biển gồm Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh đã đi xuất khẩu lao động ở các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore.. Một số xã có tỷ lệ người đi nhiều và hiệu quả nhất như: xã Gio Hải, Thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt (huyện Gio Linh), thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh)… Với sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành và người dân Quảng Trị, xuất khẩu lao động đang là hướng đi mới được nhiều người dân lựa chọn bởi hiệu quả thiết thực mang lại rất lớn. Tuy nhiên, để dung hòa được nguồn lao động tại chỗ ở địa phương với công tác xuất khẩu lao động đòi hỏi sự phân bổ hợp lý cũng như sự quan tâm phù hợp từ các cấp chính quyền…
Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động tư vấn miễn phí cho người lao động... Ảnh minh họa: vieclamhanquoc.vn |
Sở đã phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị tổ chức giới thiệu, tư vấn miễn phí cho người lao động thông qua sàn giao dịch việc làm và đường dây nóng 0233.3857.111. Mặt khác, Sở phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hỗ trợ công tác vay vốn để người dân vùng biển được tham gia thuận lợi. Trong thời gian tới, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục tuyên truyền, vận động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; phối hợp với các hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia xuất khẩu lao động…
Thanh Thủy (TTXVN)