Ngày 7/12, Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên tổ chức tọa đàm “Phát triển rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng”, đồng thời triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông tại tỉnh Phú Yên.
Nhằm nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng phối hợp với các doanh nghiệp, công ty chế biến lâm sản nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh.
Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về hiệu quả rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC (Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới) đã giúp diện tích rừng trồng theo mô hình này tại Tuyên Quang ngày càng tăng đưa tỉnh này dẫn đầu cả nước; đồng thời giúp tăng thu nhập của người dân địa phương. Xã Trung Minh, huyện Yên Sơn là một trong những nơi có diện tích rừng trồng mới được cấp chứng chỉ FSC. Ông Triệu Văn Thượng - Phó Chủ tịch UBND xã Trung Minh cho biết, kinh tế chủ yếu của người dân địa phương là trồng rừng và sản xuất nông nghiệp. Toàn xã hiện có trên 1.000 ha rừng sản xuất. Năm 2019, xã có trên 115 ha rừng trồng của 11 hộ dân đạt tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ FSC.
Những năm qua, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) đã phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh gỗ để hỗ trợ người dân trồng rừng gỗ lớn được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (Forest Stewardship Council). Nhờ đó, chất lượng rừng đang ngày càng được cải thiện, môi trường được bảo vệ an toàn, nhiều hộ dân đã có thêm hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng để tiến tới thoát nghèo.
Nhằm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, ngành lâm nghiệp sẽ hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với 100.000 ha rừng/năm, đảm bảo sản phẩm gỗ của Việt Nam đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu quốc tế khi tham gia các hiệp định thương mại tự do.