Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) Hồ Sỹ Trung cho biết, địa phương đã và đang huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình thoát nước, chống ngập úng đô thị.
Những ngày qua, nhiều hộ dân tại ấp Tân Hòa Ngoài (xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) bức xúc trước sự việc đơn vị thi công công trình bờ bao sông Ông Tạo tự ý múc đất vườn của các hộ để đắp bờ bao gây sạt lở, thiệt hại cho người dân.
Để từng bước giải được bài toán ngập một cách căn bản như mục tiệu đã đề ra, Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện tổng thể các giải pháp theo quy hoạch đề ra, như đầu tư đồng bộ hệ thống cống thoát nước, cống kiểm soát triều, đê bao, quy hoạch hạ tầng, xây dựng bản đồ số về các điểm ngập, triển khai nhanh các dự án thoát nước… Để thực hiện được mục tiêu này, Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt.
Mặc dù đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các dự án chống ngập nhưng đến thời điểm hiện tại, việc chống ngập vẫn còn nhiều khó khăn bởi các giải pháp vẫn mang tính tạm thời và thiếu đồng bộ.
Nhằm giải quyết các vấn đề ngập do ảnh hưởng của triều cường và mưa, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều công trình, giải pháp với quy mô lớn, trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay các công trình đang được đặt kỳ vọng lớn này lại đang gây thất vọng và kéo dài tiến độ thi công.
Trong nhiều năm qua, chống ngập tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn nhận được sự quan tâm của cả lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và được xác định là một trong những chương trình trọng điểm. Chính vì vậy, nhiều nguồn lực cũng đã được đầu tư với các chương trình, dự án được triển khai. Tuy nhiên, câu chuyện chống ngập do mưa và triều cường gây ra tại thành phố này đến nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải quyết được thấu đáo.
Liên quan đến việc triển khai các giải pháp chống ngập trên địa bàn bằng máy bơm thông minh do Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung chế tạo, theo lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, để tạo điều kiện cho công tác đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ máy bơm chống ngập, thành phố yêu cầu nhà sản xuất công bố các thông số hoạt động của máy bơm do các cơ quan nhà nước chứng nhận. Việc đề xuất áp dụng mô hình chống ngập này tại các khu vực khác trong thành phố sẽ được xem xét nếu phù hợp, đạt hiệu quả chống ngập cao.
Tình trạng ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay diễn biến rất phức tạp, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, trực tiếp đe dọa sự phát triển bền vững của thành phố. Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do hoạt động đô thị hóa nhanh, cùng với việc quy hoạch và quản lý quy hoạch không hợp lý dẫn đến ngập lụt.
Tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện thí điểm công nghệ bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) tổ chức chiều 19/4, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tiếp tục thí điểm hệ thống bơm công suất lớn chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh trong mùa mưa 2018, nếu hệ thống bơm chống ngập thành công thì Thành phố sẽ sử dụng để chống ngập trên các điểm ngập khác.
Ngày 22/3, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Đoàn Đại biểu cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc, tìm hiểu về mô hình chống ngập và phong trào khởi nghiệp tại tỉnh Fukuouka.
Ngày 20/3, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Đoàn lãnh đạo cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn đã làm việc và tham quan thực tế dự án kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị (G-Cans) tại tỉnh Saitama.
Ngày 12/01/2017, tại cuộc họp về việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý hệ thống thoát nước, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thành phố phải thay đổi tư duy trong công tác chống ngập, phải tiến hành ngay từ mùa khô, chấm dứt tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về triển khai Dự án giải quyết ngập do chế độ bán nhật triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có tất cả 15 thành phố đều bị ngập do lũ, khi triều cường, khi cả lũ cả triều cường và mưa lớn diễn ra. Tình trạng ngập do triều cường, ngập do lũ ở tất cả các đô thị Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang… ngày càng sâu rộng với tốc độ nhanh chóng.
Nhóm chuyên gia quốc tế đến từ một số nước như: Nhật Bản, Malaysia, CHLB Đức... vừa có buổi gặp gỡ để góp ý, chia sẻ với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về một số giải pháp chống ngập trên địa bàn thành phố như giải pháp trị thủy kết hợp, công nghệ phòng chống lũ lụt, mô hình sống chung với nước hay phương án chống ngập lụt thông minh.