Để sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tăng dần về lượng và chất qua từng năm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã đề nghị các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh. Các sở, ngành, địa phương cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng gắn với đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân, hợp tác xã tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, góp phần giới thiệu, quảng bá cũng như tăng thêm tính cạnh tranh cho nông sản Bình Phước trong quá trình hội nhập.
Chiều 19/3, tại thành phố Đà Lạt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu đại diện các tầng lớp nhân dân trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025. Hội nghị có sự tham gia của 36 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều đại diện sở, ngành của địa phương.
Các chính sách hỗ trợ hợp tác xã được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai thời gian qua đã giúp các hợp tác xã có động lực đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Các hợp tác xã được trang bị máy móc hiện đại, từng bước vượt qua khó khăn, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian tới, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ lao động, đặc biệt là về cho vay vốn để mở rộng sản xuất hoặc tái hòa nhập sau khi lao động về nước.
Tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành cùng chung tay, huy động nguồn lực hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực giúp người nghèo ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 29/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Tại Gia Lai và Quảng Nam, một số cử tri đã nêu ý kiến đánh giá về chất lượng phiên thảo luận và nhiều nội dung liên quan.
Sáng 28/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tại huyện Si Ma Cai.
Ngày 13/5, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị liên kết, hợp tác, phát triển Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, với chủ đề "Chia sẻ cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh miền núi Tây Bắc" và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp 4 tỉnh Tây Bắc về hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp.
Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn. Đây được xem là những chính sách bổ sung nhằm khuyến khích giảm nghèo bền vững, phù hợp với điều kiện đặc thù địa phương.
Trong hai ngày 21 và 22/6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị tổ chức tiếp xúc cử tri ở một số địa phương trong tỉnh để thông báo kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; đồng thời ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp của cử tri. Cử tri cũng đánh giá cao về chất lượng của Kỳ họp này.
Tại Kon Tum, 71 Nghệ nhân Ưu tú đã được Chủ tịch nước phong tặng thuộc các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian, tri thức dân gian và lễ hội truyền thống. Nhưng chỉ có 41 Nghệ nhân Ưu tú đã được xét hỗ trợ theo Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ; những Nghệ nhân Ưu tú còn lại không được nhận hỗ trợ. Trong bối cảnh các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, thu nhập bấp bênh, việc không được hỗ trợ theo Nghị định số 109/2015/NĐ-CP khiến nhiều Nghệ nhân Ưu tú gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây cũng chính là "nỗi buồn" của các Nghệ nhân Ưu tú – những người đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 25/7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Trước những diễn biến mới của dịch COVID-19 ở trong nước và trên thế giới, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho nông sản tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư một số chính sách và giải pháp hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn để tổng hợp và kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành nghiên cứu và trình Chính phủ ban hành.
Hội đồng nhân tỉnh tỉnh Trà Vinh vừa thống nhất thông qua Nghị quyết về thực hiện chính sách hỗ trợ cho Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất 100 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao trở lên.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp; tích cực hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận các chính sách của Trung ương và tỉnh. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, trên 50% hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh hoạt động hiệu quả.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cần phải được triển khai ngay vì đời sống của người dân và người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn.
Để khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thể chế pháp lý tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là số lượng doanh nghiệp mà quan trọng hơn là chất lượng, thể hiện sức sống của cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển bền vững.
Chiều 14/3, Thường trực HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ tiếp xúc cử tri thanh niên tiêu biểu nhằm lắng nghe ý kiến và hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng của cử tri thanh niên thành phố.
Mặc dù được coi là lĩnh vực “xương sống” trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng theo đánh giá của các nhà chuyên môn, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn kém phát triển.