Sinh năm 1985, chị Toàn không may bị dị tật bẩm sinh khiến chân phải không thể đi lại bình thường; cuộc sống càng khó khăn hơn sau khi chị lập gia đình riêng và chuyển về sinh sống tại bản Bó Phương, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Thời điểm này phía bên gia đình chồng chị lại vừa bị phá sản, thu nhập chỉ trông vào nương rẫy nên vợ chồng chị Toàn phải xoay đủ nghề để kiếm sống. Năm 2011, chị mạnh dạn chuyển đổi kinh tế từ làm nương sang nuôi ong lấy mật.
Chị Lò Thị Toàn chia sẻ: Khi chị quyết định chuyển đổi kinh tế gia đình, có rất nhiều người dị nghị, thậm chí họ hàng bên chồng không tán thành vì thấy chị không đủ sức khỏe lao động. Không nản, một mình chị lặn lội khắp các vùng nuôi ong trong và ngoài tỉnh để học hỏi phương pháp nuôi ong lấy mật hiệu quả. Với nguồn vốn vay ngân hàng, ban đầu gia đình chị nuôi 40 đàn ong , năm 2017, số lượng đàn ong của gia đình chị đã tăng lên 150 đàn và dự kiến là hơn 200 đàn trong năm 2018.
Nuôi ong lấy mật là một nghề yêu cầu sự kiên trì và kĩ thuật chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ, nhất là vào mùa xuân khi hoa nhãn nở rộ. Nhận thấy huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) có diện tích trồng nhãn lớn, hằng năm cứ đến mùa, vợ chồng chị lại thuê xe đưa ong đi hàng trăm km nhờ đặt ở vườn và ở lại hàng tháng chờ lấy mật. Theo chị Toàn, thời điểm này muốn ong cho nhiều mật phải tích cực theo dõi, giám sát liên tục; đồng thời, lựa chọn thời điểm thích hợp để nhân chúa, tạo đàn cho mùa sau. Hiện, đàn ong của gia đình chị cho sản lượng khoảng 3 tấn mật và 1 tấn phấn, với thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm.
Ngoài nuôi ong lấy mật, chị Toàn còn tăng gia sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Gia đình chị hiện nuôi 20 con trâu, bò và trồng hơn 500 gốc nhãn, mận, mía. Tận dụng tối đa diện tích nương rẫy, chị trồng cỏ trên ruộng cạn, trồng ngô, lúa trên nương, cuối vụ lấy lá mía và rơm ủ chua lên men làm thức ăn cho đàn gia súc. Hàng năm, công việc chăn nuôi và trồng trọt mang lại cho gia đình chị thu nhập hơn 200 triệu đồng; đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức 5 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ tích cực lao động sản xuất, là Chi hội Phó Chi hội Phụ nữ bản Bó Phương, chị Toàn luôn quan tâm, giúp đỡ hội viên. Hội viên nào không có vốn sản xuất, chị cho vay vốn không tính lãi... Chị Toàn mong muốn, các hội viên phụ nữ làm được chủ kinh tế, khẳng định vị trí của bản thân, hướng tới chung tay xây dựng nông thôn mới. Chị Lò Thị Chung, trú tại bản Bó Phương, xã Yên Sơn cho biết: Gia đình chị trước đây là một trong những hộ thuộc diện khó khăn của bản. Năm 2014, được chị Toàn tạo điều kiện cung cấp bò giống để phát triển chăn nuôi, chị đã dần gây nuôi được đàn bò 6 con như hiện nay. Nhờ tiền bán bò, gia đình chị đã trả hết gốc và lãi ngân hàng, có thu nhập ổn định để lo cho các con ăn học.
Ông Đỗ Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn đánh giá, chị Lò Thị Toàn là người phụ nữ có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Nhờ nghề nuôi ong lấy mật, chị đã giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập khá tại địa phương. Năm 2017, chị Lò Thị Toàn là đại diện duy nhất của huyện Yên Châu được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tôn vinh tại Hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu làm kinh tế giỏi lần thứ nhất.
Chị Lò Thị Toàn kiểm tra đàn ong trước khi nhân chúa, tạo đàn. Ảnh: Diệp Anh - TTXVN |
Chị Lò Thị Toàn chia sẻ: Khi chị quyết định chuyển đổi kinh tế gia đình, có rất nhiều người dị nghị, thậm chí họ hàng bên chồng không tán thành vì thấy chị không đủ sức khỏe lao động. Không nản, một mình chị lặn lội khắp các vùng nuôi ong trong và ngoài tỉnh để học hỏi phương pháp nuôi ong lấy mật hiệu quả. Với nguồn vốn vay ngân hàng, ban đầu gia đình chị nuôi 40 đàn ong , năm 2017, số lượng đàn ong của gia đình chị đã tăng lên 150 đàn và dự kiến là hơn 200 đàn trong năm 2018.
Nuôi ong lấy mật là một nghề yêu cầu sự kiên trì và kĩ thuật chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ, nhất là vào mùa xuân khi hoa nhãn nở rộ. Nhận thấy huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) có diện tích trồng nhãn lớn, hằng năm cứ đến mùa, vợ chồng chị lại thuê xe đưa ong đi hàng trăm km nhờ đặt ở vườn và ở lại hàng tháng chờ lấy mật. Theo chị Toàn, thời điểm này muốn ong cho nhiều mật phải tích cực theo dõi, giám sát liên tục; đồng thời, lựa chọn thời điểm thích hợp để nhân chúa, tạo đàn cho mùa sau. Hiện, đàn ong của gia đình chị cho sản lượng khoảng 3 tấn mật và 1 tấn phấn, với thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm.
Ngoài nuôi ong lấy mật, chị Toàn còn tăng gia sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Gia đình chị hiện nuôi 20 con trâu, bò và trồng hơn 500 gốc nhãn, mận, mía. Tận dụng tối đa diện tích nương rẫy, chị trồng cỏ trên ruộng cạn, trồng ngô, lúa trên nương, cuối vụ lấy lá mía và rơm ủ chua lên men làm thức ăn cho đàn gia súc. Hàng năm, công việc chăn nuôi và trồng trọt mang lại cho gia đình chị thu nhập hơn 200 triệu đồng; đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức 5 triệu đồng/người/tháng.
Chị Lò Thị Toàn chăm sóc đàn bò. Ảnh: Diệp Anh - TTXVN |
Không chỉ tích cực lao động sản xuất, là Chi hội Phó Chi hội Phụ nữ bản Bó Phương, chị Toàn luôn quan tâm, giúp đỡ hội viên. Hội viên nào không có vốn sản xuất, chị cho vay vốn không tính lãi... Chị Toàn mong muốn, các hội viên phụ nữ làm được chủ kinh tế, khẳng định vị trí của bản thân, hướng tới chung tay xây dựng nông thôn mới. Chị Lò Thị Chung, trú tại bản Bó Phương, xã Yên Sơn cho biết: Gia đình chị trước đây là một trong những hộ thuộc diện khó khăn của bản. Năm 2014, được chị Toàn tạo điều kiện cung cấp bò giống để phát triển chăn nuôi, chị đã dần gây nuôi được đàn bò 6 con như hiện nay. Nhờ tiền bán bò, gia đình chị đã trả hết gốc và lãi ngân hàng, có thu nhập ổn định để lo cho các con ăn học.
Ông Đỗ Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn đánh giá, chị Lò Thị Toàn là người phụ nữ có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Nhờ nghề nuôi ong lấy mật, chị đã giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập khá tại địa phương. Năm 2017, chị Lò Thị Toàn là đại diện duy nhất của huyện Yên Châu được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tôn vinh tại Hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu làm kinh tế giỏi lần thứ nhất.
Diệp Anh