Nhằm thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, năm 2024, tỉnh Trà Vinh khuyến khích các địa phương ven biển áp dụng các chính sách ưu đãi, mời gọi doanh nghiệp đầu tư, khai thác khoảng 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi, cồn nổi để nuôi trồng thủy sản.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có, tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để nâng cao giá trị sản phẩm.
Nghề nuôi và chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng. Sản phẩm tôm cũng là mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ nhiều nhất cho tỉnh với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2021. Tuy nhiên, mặt hàng này luôn chịu nhiều áp lực bởi sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà liên kết chuỗi trong nuôi và chế biến tôm được xem là yếu tố then chốt để ngành tôm có được sự đảm bảo phát triển đồng bộ từ khâu nuôi, chế biến cho đến xuất khẩu.
Việc áp dụng các quy chuẩn về môi trường trong chế biến thủy sản là cần thiết để phát triển bền vững. Tuy nhiên, đối với các chỉ tiêu mới cần phải có lộ trình và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Nội dung này được nhấn mạnh tại hội thảo “Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) nước thải chế biến thủy sản – nỗ lực tuân thủ của các nhà máy và các khó khăn, bất cập” do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức ngày 23/10 tại Tp. Hồ Chí Minh.