Từ một loài cây dân dã trong rừng, giờ đây, cây măng không những trở thành đặc sản mà còn giúp nhiều nông dân ở Lào Cai thoát nghèo và làm giàu. Không còn bán cây măng tươi do hái lượm tự phát, giờ đây măng của Lào Cai đã hình thành vùng hàng hóa, bước vào quy trình chế biến sâu, dần thâm nhập vào chuỗi các sản phẩm đặc hữu địa phương.
Các huyện đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) là Cai Lậy và Cái Bè tập trung chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, phù hợp với thổ nhưỡng, có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu. Một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được lựa chọn: xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng…với tổng diện tích trên 34.000 ha, sản lượng mỗi năm hơn 543.000 tấn. Chương trình thực hiện nhằm cụ thể hóa mục tiêu chung sống với lũ.
Tiền Giang hiện có trên 77.700 ha vườn trồng cây ăn quả các loại với nhiều chủng loại cây ăn quả đặc sản có lợi thế cạnh tranh trên thị trường như: vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo.
Ngày 7/6, trong khuôn khổ Lễ hội cây - trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 18, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo nâng cấp chuỗi giá trị trái cây đặc sản Bến Tre.
Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện tỉnh Hòa Bình đã cải tạo được trên 6.000 ha vườn tạp thành vườn cây đặc sản. Nhiều hộ gia đình chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả (nhãn, na, cây ăn quả có múi), rau, hoa, cây cảnh hay cây dược liệu...