Tối 22/1, tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sắc Xuân trên thành phố Tây Ninh” đã được khai mạc với hơn 300 gian hàng. Trên 500.000 cây cảnh các loại như: Hoa đào, hoa mai, hoa giấy, cúc, vạn thọ, quất, trang và bon sai… được các nhà vườn trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa về phục vụ nhu cầu mua sắm và trưng bày của người nhân dân trong dịp Tết.
Phong trào chơi, thưởng ngoạn và kinh doanh sinh vật cảnh tại tỉnh Quảng Ngãi ngày càng phát triển và lan rộng qua đó đã góp phần gia tăng giá trị cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân.
Để kịp xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh ở tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều giống nho và kiểu dáng độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu chơi cây cảnh vào ngày Tết của người dân.
Tại Vĩnh Phúc, thời điểm này ở đâu có chợ hoa, phố hoa, ở đó đông vui như ngày hội. Dọc các tuyến phố Hai Bà Trưng, Mê Linh, Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Quảng trường Hồ Chí Minh... (thành phố Vĩnh Yên) có hàng trăm điểm bán hoa tươi, cây cảnh phục vụ người dân chơi Tết. Riêng, tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh hiện có hơn trăm người kinh doanh hoa và cây cảnh. Càng cận Tết nguyên đán, nhiều nhà vườn, cơ sở kinh doanh dồn tất cả những mặt hàng hoa, cây cảnh trưng bày tại Quảng trường và những địa điểm lân cận để cho khách hàng tiện lựa chọn.
Chỉ còn hơn 20 ngày đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều nhà vườn trồng hoa tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) vui mừng vì sản phẩm đã được thương lái đến đặt hàng thu mua. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhà vườn chủ động giảm sản lượng các loại hoa nở, vì thế số lượng không đủ cung ứng như hàng năm.
Hiện nay diện tích trồng hoa cây cảnh ở Hà Nội tăng mạnh từ 5.484 ha năm 2015 lên 7.960 ha năm 2020. Vùng trồng hoa cây cảnh của Hà Nội tập trung chủ yếu ở các quận, huyện như Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa lan hồ điệp, hoa lan VAR, cho thu nhập bình quân đạt từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm, nhiều mô hình đạt từ 1,3 - 2,2 tỷ đồng/ha/năm.
Ngày 23/4, đông đảo các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học, sinh vật cảnh đã tham dự hội nghị “Phát triển hoa, cây cảnh – ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức.
Những ngày cuối năm, không khí Tết tràn ngập vùng quê được mệnh danh "Vương quốc hoa cảnh" của cả nước tại huyện Chợ Lách (Bến Tre), trăm hoa đang chuẩn bị khoa sắc đón chào mùa Xuân mới. Người trồng hoa cảnh đang tất bật chuẩn bị công đoạn cuối cùng để chuyển những sản phẩm độc đáo của mình đến với mọi người trên khắp mọi miền đất nước.
Ngày 5/3, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến cây dược liệu; kết quả triển khai Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP); kế hoạch tổ chức triển lãm hoa lan và phiên chợ vùng cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Cây Ngân hậu thuộc loài cây cảnh mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Kỹ thuật trồng cây Ngân hậu luôn xanh tốt chỉ cần chú ý tới nước, khí hậu, phòng bệnh hiệu quả.
Hơn 13 năm gắn bó với công tác đoàn, anh Nguyễn Hoàng Mỹ (sinh năm 1983), Bí thư đoàn xã Tân Long, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã dẫn dắt phong trào thanh niên tại địa phương từng bước phát triển. Một trong những sáng kiến tâm huyết của anh là tập hợp thanh niên thành lập nên các tổ hợp tác sản xuất, góp phần tạo việc làm ổn định và mang lại thu nhập khá cho thanh niên địa phương.
Hoa, cây cảnh có thể mang lại thu nhập cho nông dân cao hơn từ 5 - 10 lần so với trồng lúa. Vì vậy, từ năm 2013, với đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp chọn hoa cảnh là một trong năm ngành hàng chủ lực để tổ chức tái cơ cấu nông nghiệp. Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Sa Đéc, trung tâm kinh tế, văn hoá phía Nam sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp, sẽ tập trung phát triển, từng bước hình thành một nền nông nghiệp đô thị với hoa, cây cảnh là hàng hoá mũi nhọn.
Người phụ nữ được mệnh danh mê cây cảnh và ẩm thực Huế ấy là bà Tôn Nữ Thị Hà, chủ nhân của Tịnh Gia Viên trên đường Lê Thánh Tôn, thành phố Huế. Bà vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trao danh hiệu "nghệ nhân ưu tú" nghề thủ công mỹ nghệ do Nhà nước phong tặng vào tháng 9/2016.