Cao tốc Gia Lai - Quy Nhơn: Mở lối cho Tây Nguyên vươn biển

Trước khi Dự án Cao tốc Pleiku (Gia Lai)- Quy Nhơn (Bình Định) được triển khai, Quốc lộ 19 đang là "huyết mạch" chính lưu thông giữa Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Miền trung. Ảnh: Quang Thái- TTXVN
Trước khi Dự án Cao tốc Pleiku (Gia Lai)- Quy Nhơn (Bình Định) được triển khai, Quốc lộ 19 đang là "huyết mạch" chính lưu thông giữa Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Miền trung. Ảnh: Quang Thái- TTXVN

Nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Gia Lai xác định nỗ lực xây dựng tỉnh phát triển toàn diện, trở thành vùng động lực của Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Để khai thác tốt các thế mạnh, tiềm năng đặc trưng, địa phương đã và đang hoạch định xây dựng chiến lược phát triển; trong đó, xây dựng tuyến cao tốc Gia Lai - Quy Nhơn được xem là yếu tố then chốt để đưa Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung “vươn khơi ra biển lớn”.

Cao tốc Gia Lai - Quy Nhơn: Mở lối cho Tây Nguyên vươn biển   ảnh 1Trước khi Dự án Cao tốc Pleiku (Gia Lai)- Quy Nhơn (Bình Định) được triển khai, Quốc lộ 19 đang là "huyết mạch" chính lưu thông giữa Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Miền trung. Ảnh: Quang Thái- TTXVN

Nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai không chỉ là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia mà còn là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Tây Nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam bộ thông qua “huyết mạch” tuyến Quốc lộ 19.

Xác định tầm quan trọng của việc kết nối giao thông là động lực phát triển của tỉnh, tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ ngày 22/5, ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đã đề xuất với Trung ương, Chính phủ bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 hoặc giao các ban, bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh tìm đối tác để sớm triển khai tuyến cao tốc Pleiku (Gia Lai) – Quy Nhơn (Bình Định) trước năm 2030. Tuyến cao tốc này sẽ song song với Quốc lộ 19.

Quốc lộ 19 được khởi công xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tuyến đường này có tổng chiều dài 240 km (Gia Lai 169,5 km; Bình Định 70,5 km) với điểm đầu là Cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), điểm cuối là Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, trục đường này còn kết nối cùng tuyến Quốc lộ 14 dẫn đến tỉnh Đắk Lắk tạo thành một “xương sống” liền mạch. Vì thế, Quốc lộ 19 được xem là con đường huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng Duyên hải miền Trung.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, hiện nay mỗi năm có hơn 10 triệu tấn hàng hóa được lưu thông trên Quốc lộ 19, cho thấy đây là tuyến đường rất quan trọng. Vì thế, Bộ Giao thông Vận tải mong muốn triển khai sớm dự án để tạo đột phá về phát triển kinh tế cho tỉnh và cả khu vực.

Cao tốc Gia Lai - Quy Nhơn: Mở lối cho Tây Nguyên vươn biển   ảnh 2Ông Hồ Văn Niên- Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đề xuất cho Gia Lai làm đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn giai đoạn 2026- 2030. Ảnh: Quang Thái- TTXVN

Vai trò của tuyến Cao tốc Pleiku (Gia Lai) - Quy Nhơn (Bình Định) khi hình thành là đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là tiền đề phát huy lợi thế vị trí địa lý kinh tế các tỉnh Gia Lai, Bình Định và Kon Tum. Tuyến cao tốc này hình thành sẽ là tuyến ngang kết nối các cao tốc dọc (cao tốc Bắc - Nam), góp phần hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc Việt Nam. Tuyến đường cũng tạo trục cao tốc thông qua hệ thống các cảng biển của khu vực duyên hải miền Trung, kết nối Biển Đông với khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, vươn xa hơn là kết nối các nước Thái Lan, Myanmar.

Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này sẽ kết nối liền mạch với bốn tuyến cao tốc khởi công giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Tân Phú - Bảo Lộc; Bảo Lộc - Liên Khương; Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước). Từ đó, tạo thành một dải liền mạnh, thông thoáng, tạo động lực cho Tây Nguyên vươn khơi ra biển lớn.

Để sớm đạt được mong muốn “đưa biển lên rừng”, để “Tây Nguyên có biển, Gia Lai có biển”, trước đề xuất làm đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn của tỉnh Gia Lai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao cho địa phương nghiên cứu đầu tư bằng hình thức kết hợp công-tư; chủ động nguồn vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng. Trung ương sẽ tiếp tục kêu gọi, tìm kiếm các nhà đầu tư hỗ trợ để triển khai sớm nhất có thể. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải… cùng với Gia Lai, Bình Định nghiên cứu kỹ, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai đối với dự án cao tốc này.

Quang Thái

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm