Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.
Thời gian qua, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng, công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp tại vùng cao Lào Cai. Các đối tượng liên tục thay đổi kịch bản, thủ đoạn ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bất ổn, bức xúc trong dư luận. Đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là nhiệm vụ cấp thiết.
Những ngày này, gia đình bà Rơ Mah Psem trú tại làng Bi, xã Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai) vô cùng lo lắng khi nhận được tin con là Rơ Mah Gíu (sinh năm 2003) bị lừa bán sang Campuchia và phải cầu cứu gia đình gửi tiền chuộc. Vụ việc đã được người thân trình báo đến cơ quan chức năng.
Gần một tháng nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu liên tiếp xuất hiện việc người nhà "kêu cứu" lực lượng Công an vào cuộc giải cứu con em do bị sập bẫy "việc nhẹ, lương cao" từ các đối tượng lừa đảo. Do đó, Công an tỉnh Lai Châu khuyến cáo, người dân cần tỉnh táo, cảnh giác để không bị sa chân vào những cạm bẫy này.
Xuất cảnh trái phép sang nước ngoài với mong muốn có việc làm lương cao là ước mơ của nhiều người dân tộc thiểu số tại Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi. Đầu tháng 6/2023, bốn người dân ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã trở về quê hương trong niềm vui đoàn tụ và nỗi buồn cùng sự hối hận.
Gần đây, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế) tiếp nhận nhiều thông tin về các vụ việc người dân bị lừa chuyển tiền cho những đối tượng lừa đảo trên không gian mạng với phương thức ngày càng tinh vi.
Tại cuộc họp Tổ chuyên môn chăm sóc, điều trị ca mắc COVID-19 diễn ra ngày 19/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, từ đầu tháng 8/2022 đến nay, bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng có xu hướng tăng nhanh rõ rệt, đòi hỏi các tuyến y tế phải nâng cao cảnh giác.
Theo lời người thân, người quen hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội để có "việc nhẹ, lương cao" ở Campuchia, nhiều người dân (đa số tuổi đời còn trẻ, đặc biệt trong đó có cả trẻ em dưới 15 tuổi) ở các huyện Lục Ngạn, Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xâm hại sức khỏe...
Tại tỉnh Phú Yên, tình trạng cho vay nặng lãi hay còn gọi là “tín dụng đen” đang diễn biến khá phức tạp, kéo theo đó là tình trạng siết nợ, đòi nợ thuê làm phát sinh nhiều loại tội phạm như trộm cắp, cướp giật tài sản.
Ngày 5/10, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Lê Thị Thủy (37 tuổi, quê quán ấp Tân Bình, xã Tà Đãnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Thủy đã đóng giả người giúp việc thực hiện trót lọt 5 vụ trộm tài sản của gia chủ, với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng.
Trong tuần nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, các loại dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu giảm, tuy nhiên với những diễn biến thời tiết bất thường, Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân nên cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika và các loại bệnh truyền nhiễm khác.
Nga sẵn sàng hợp tác với các nước nhằm hình thành một hệ thống an ninh phi liên minh. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) tại lễ duyệt binh, diễu hành truyền thống tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày chiến thắng phát xít trong Chiến tranh Vệ Quốc Vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2016).
Vừa qua, tại gia đình anh Văn Thành Đạt ở thôn 1, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắk Nông) xảy ra hành vi bắt cóc trẻ em. Tuy vụ việc không thành, nhưng cũng làm cho người dân trên địa bàn cảm thấy lo lắng.
Trước việc xuất hiện các tổng đài và trang mạng mời gọi tra cứu điểm thi trung học phổ thông quốc gia 2015, chiều 21/7, Bô Giáo dục và Đào tạo đã có thông báo chính thức về vấn đề này.