Đây là thông tin được ông Nguyễn Kiệt, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, ngày 13/2.
Sơ đồ đường đi của cơn bão. Nguồn: nchmf.gov.vn/thanhuytphcm.vn |
Theo ông Nguyễn Kiệt, mực nước các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ lên theo kỳ triều cường đầu tháng Giêng từ ngày 13/2, đỉnh triều đợt này có khả năng đạt cao nhất vào các ngày 18 và 19/2 (mùng 3, mùng 4 Tết Nguyên đán ) ở mức 1,35-1,40 m (xấp xỉ hoặc thấp hơn báo động 2), xuất hiện ở thời điểm từ 4-6 giờ và 18-19 giờ trong các ngày 18- 19/02/2018. Mực nước triều cường có khả năng gây ngập ở các khu vực có cốt nền thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là ở huyện Nhà Bè, nhưng mức ngập không cao và sẽ rút nhanh theo triều cường. Cũng theo ông Nguyễn Kiệt, từ nay đến ngày mùng 5 Tết Nguyên đán Mậu Tuất, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng phần rìa xa của áp cao lạnh lục địa nên vào buổi sáng trời se lạnh, nhiệt độ khoảng 20 độ C, nhiệt độ tăng cao nhất vào đầu giờ chiều vào khoảng 30-32 độ C. Trong đó, ngày mùng 1 Tết có nhiệt độ trung bình 29 độ C, khá mát mẻ để người dân vui chơi ngày đầu năm. Bên cạnh đó, trong những ngày Tết Nguyên đán Mậu Tuất, khu vực Nam Bộ bị ảnh hưởng bởi bão Sanba đang tiến vào biển Đông. Theo dự báo, bão có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi vào đất liền nhưng do sự tương tác với gió Đông Bắc cũng như hoàn lưu của bão, Nam Bộ có khả năng xảy ra mưa trái mùa vào ngày 30 tháng Chạp cũng như trong ngày mùng 2 Tết Nguyên đán với lượng mưa nhỏ.*Bão Sanba đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng 14/2, sau khi đi qua khu vực miền Nam Phi-líp-pin, bão Sanba đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Lúc 7 giờ ngày 14/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan (Phi-líp-pin) khoảng 230 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 - 60 km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 7 giờ ngày 15/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,1 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 500 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 50 km tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 8,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và tiếp tục suy yếu dần./.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng 14/2, sau khi đi qua khu vực miền Nam Phi-líp-pin, bão Sanba đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Lúc 7 giờ ngày 14/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan (Phi-líp-pin) khoảng 230 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 - 60 km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 7 giờ ngày 15/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,1 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 500 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 50 km tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 8,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và tiếp tục suy yếu dần./.
Nguyễn Xuân Dự - Diệu Thúy
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN