Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, đêm 18/12, không khí lạnh tiếp tục mang đến những đợt gió rét ở miền Bắc, với nền nhiệt giảm sâu tại các vùng núi cao, có nơi dưới 10 độ C.
Theo dự báo của ngành chức năng, trong những ngày tới, nồng độ mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ tăng nhanh theo triều cường, gây ảnh hưởng đến một số địa phương trong tỉnh, độ mặn cao nhất có thể đạt đến 7,5‰.
Triều cường, sóng biển dâng cao trong các ngày (23-25/11) vừa qua đã khiến bờ biển thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở nghiêm trọng. Nguy cơ bờ biển tiếp tục bị khoét sâu uy hiếp đường giao thông và các công trình của Nhà nước trong khu vực.
Do ảnh hưởng của bão số 6 (Trami), vùng biển Thừa Thiên - Huế có gió giật mạnh nhất cấp 8 - 9, triều cường dâng cao gây sạt lở nhiều đoạn bờ biển. Đặc biệt, nước biển tràn vào bờ ở bãi biển Thuận An (thành phố Huế) và xã Phú Thuận (huyện Phú Vang), để lại hậu quả nặng nề cho người dân ven biển.
Trong những ngày qua, triều cường và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã gây ngập úng trên một số loại cây trồng. Ngành nông nghiệp đã thống kê được trên 120 ha cây trồng bị ngập úng do triều cường.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, trong tháng 10/2024, trên sông Mê Kông sẽ có 2 đợt nước dâng cao và đạt đỉnh triều giữa tháng 10. Vì vậy các huyện và người dân trên địa bàn tỉnh An Giang cần chủ động các giải pháp ứng phó tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất lúa vụ Thu Đông 2024.
Theo Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đức Thịnh, những ngày qua, triều cường và xâm nhập mặn trên sông Tiền đã giảm, đồng thời các biện pháp chủ động ứng phó của địa phương mang lại hiệu quả trong bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân trong mùa khô hạn 2023 – 2024.
Chống sạt lở và triều cường, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân và bảo vệ an toàn cho công trình hạ tầng phục vụ dân sinh trong khu vực - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận chiều 24/11, khi đi kiểm tra tình hình sạt lở khu vực bờ biển phường Nhà Mát và ngập úng hai bờ kênh 30/4 (đoạn từ cống Nhà Mát hướng ra biển), thành phố Bạc Liêu.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, trong 1 tuần qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa to kết hợp với triều cường dâng cao đã làm ngập gần 349 căn nhà, tập trung ở thành phố Cà Mau, huyện Năm Căn và huyện Trần Văn Thời; cùng với đó là 161 km lộ giao thông nông thôn và 16 km lộ giao thông ở vùng ngọt hóa bị hư hỏng. Mưa to cùng triều cường còn gây ngập úng 705 ha lúa, thiệt hại 2 ha rau màu và 1,1 ha diện tích nuôi tôm, nuôi cá...của tỉnh.
Ngày 22/10, triều cường ở thành phố Cần Thơ bất ngờ dâng lên mức 2,1m, vượt báo động III là 0,1 m. Đợt triều cường này được dự báo sẽ có đỉnh triều cao xấp xỉ kỳ triều cường rằm tháng 9 cách đây hai tuần.
Từ tối 19 đến sáng 20/10, thủy triều dâng cao đã xâm thực vào vườn nhà dân ở thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hàng trăm mét. Dọc theo bờ biển khu vực này, nhiều diện tích đất bị sóng khoét sâu, tạo hàm ếch. Nhiều cây dương liễu, dứa biển… bị bật gốc, trồi rễ.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh, tình hình triều cường các tháng cuối năm 2022 diễn biến phức tạp, mực nước trên các sông chính của tỉnh sẽ lên cao vào kỳ triều cường các tháng 10, 11, 12. Trên sông Cổ Chiên, mực nước có khả năng đạt 2,2 m, cao hơn mức báo động III 0,3 m; trên sông Hậu, mực nước có thể đạt 2,2 m, cao hơn báo động III 0,2 m.
Theo đánh giá của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Tiền Giang, trong 9 tháng năm 2022, một số loại hình thiên tai như xâm nhập mặn, triều cường, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, kênh, rạch thường xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, chiều 2/4, lượng mưa trên địa bàn tỉnh đã giảm và mực nước lũ trên các sông đang xuống nhưng còn chậm do ảnh hưởng của triều cường dâng cao.
Lúc 17 giờ 30 phút ngày 19/12, sóng biển dâng cao kết hợp với triều cường đã gây ngập sâu tại khu phố Lê Duẩn, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên đang hỗ trợ di dời khẩn cấp người và tài sản của các hộ dân bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đỉnh triều tại trạm Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang có xu hướng tăng, do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với nước dâng do gió chướng, mực nước ven biển khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết ngày 24/10. Độ cao mực nước lớn nhất tại Vũng Tàu trong đợt này có thể đạt 4,2 m, gây khả năng ngập úng tại các vùng trũng thấp.
Triều cường lớn, dâng cao bất ngờ vào rạng sáng 18/10 đã gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và lưu thông của người dân trên địa bàn huyện đảo Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng). Hiện, chính quyền huyện Cù Lao Dung đang khẩn trương triển khai các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, đồng thời chủ động ứng phó với các đợt triều cường được dự báo là đạt đỉnh trong vài ngày tới.
Hàng chục hộ dân thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An (Phú Yên) đang kêu cứu bởi tình trạng triều cường, sóng biển xâm thực mạnh gây sạt lở bờ biển, nhà ở, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của họ.
Liên tục trong 4 ngày qua, tại Sóc Trăng, mưa, dông, lốc xoáy kèm đợt triều cường lớn đã làm cho nhiều nhà dân bị sập, tốc mái, sạt lở đê bao và hàng ngàn ha lúa, cây trái bị ảnh hưởng.
Chiều tối 8/11, triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức báo động 3 đã gây ngập nhiều khu vực ở vùng trũng thấp khiến giao thông bị ùn ứ tại một số tuyến đường.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, mực nước sông Cửu Long và sông Sài Gòn tiếp tục lên theo kỳ triều cường, có khả năng đạt mức cao nhất ngày 25 và 27/10, dự kiến ngày 27/10 mực nước tại các trạm hạ lưu ở sông Cửu Long và sông Sài Gòn sẽ lên mức báo động 3, trên báo động 3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, sạt lở đê bao vùng ven sông và triều cường gây ngập lụt ở các vùng trũng thấp thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Long và Cần Thơ, người dân cần chủ động đề phòng ứng phó với triều cường.
Nhằm giải quyết tình hình ngập nước trong cao điểm mùa mưa và triều cường năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố phối hợp với các quận, huyện đẩy nhanh các dự án, công trình thủy lợi, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng nhằm tiêu thoát nước, phòng, chống triều cường, ngập úng, sạt lở, bảo vệ an toàn cho các khu vực dân cư. Đồng thời, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố thực hiện bảo dưỡng định kỳ các máy bơm, trạm bơm, cống kiểm soát triều Bình Lợi, Bình Triệu, rạch Lăng, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, trạm bơm Thanh Đa, đảm bảo vận hành hiệu quả và liên tục.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có thể xảy ra mưa trái mùa, một số khu vực trũng thấp có khả năng bị ngập nước do triều cường lên cao.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 6/12 do có gió Đông Bắc khô ở tầng thấp và gió Tây Bắc ở trên cao ngăn cản quá trình phát triển của mây khiến độ ẩm toàn miền Bắc giảm thấp chỉ ở mức hơn 50%, trời tiếp tục hanh khô và gây khó chịu, nhất là từ trưa, chiều trời bừng nắng. Nhiệt độ cao nhất từ 25-26 độ C vào ban ngày song ban đêm nhiệt độ giảm nhanh, có nơi dưới 14 độ C.
Nhằm chủ động đối phó thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại đồng thời giúp nông dân yên tâm tổ chức sản xuất theo hướng “chung sống với lũ”, tỉnh Tiền Giang triển khai thi công đồng loạt 28 cống đầu kênh ngăn lũ và triều cường, bảo vệ trên 4.500 ha vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản thuộc huyện Cai Lậy, Cái Bè và thị xã Cai Lậy. Tổng kinh phí đầu tư trên 335 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào những tháng triều cường lớn, khả năng gây ngập ở nhiều vùng trũng thấp. Thời gian qua, vấn đề ngập nước do triều cường tại thành phố được bàn tới rất nhiều, từ cấp lãnh đạo, quản lý cũng như các chuyên gia về đô thị, môi trường. Dưới góc nhìn của các kỹ sư xây dựng, vấn đề ngập nước do triều cường có sự lý giải cặn kẽ cũng như đưa ra giải pháp công trình mang tính khả thi cao.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ ngày 28/2, mực nước vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đang lên nhanh và hiện ở mức cao theo kỳ triều cường đầu tháng 2 âm lịch.
Đợt triều cường dâng cao kỷ lục kết hợp với mưa lớn liên tục vào trung tuần tháng 10/2016 vừa qua khiến nhiều tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bị ngập nước, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống sinh hoạt của cư dân thành phố.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, trong 3 ngày tới thời tiết các tỉnh, thành phố Bắc Bộ ít có biến động, sáng sớm trời nhiều mây và có sương mù nhẹ, đến trưa mây giảm dần sau đó hửng nắng, nhiệt độ ổn định trong khoảng 27-30 độ C, vùng núi xuất hiện mưa nhỏ rải rác, khu vực đồng bằng gần như không có mưa.
Từ đầu tháng 10 đến nay do ảnh hưởng của mưa, triều cường và nước lũ, hàng chục héc ta hoa kiểng Tết ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã bị ảnh hưởng. Trong đó, hoa hồng bị thiệt hại từ 10-40%, nhiều diện tích cỏ nhung bị thối rễ do ngập nước.