|
Nhiều hộ gia đình người dân tộc Mảng ở xã Trung Chải huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã đầu tư trồng dong riềng, nghệ để phát triển kinh tế. Ảnh: Quý Trung |
Mặc dù điều kiện tự nhiên khó khăn, địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nhưng từ khi các chính sách của Nhà nước hỗ trợ tới vùng đồng bào như Đề án 1672 về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc:
Mảng,
La Hủ,
Cống,
Cờ Lao”, Nghị quyết số 30a về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”…, trình độ nhận thức của một bộ phận bà con dân tộc Mảng được nâng lên.
|
Nhờ cần cù, chịu khó làm ăn, gia đình chị Lý Me Hồng ở bản Nậm Nó 1, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã có một cơ ngơi khang trang. Ảnh: Quý Trung |
|
Học sinh dân tộc Mảng được học tại trường trung tâm thị trấn huyện Nậm Nhùn với cơ sở vật chất khang trang. Ảnh: Công Tuyên |
|
Nhiều hộ gia đình dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) được hỗ trợ, đầu tư nuôi dê để phát triển kinh tế . Ảnh: Quý Trung |
|
Được Nhà nước hỗ trợ trâu giống và hướng dẫn cách chăm sóc, đến nay gia đình ông Lù A Tiên ở xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu. Ảnh: Quý Trung |
Để có sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc trong vùng, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách mở, những điều chỉnh phù hợp trong phân bổ nguồn vốn, định mức hỗ trợ và cách thức thực hiện. Đồng thời, nâng cao nhận thức, đặc biệt là tạo động lực để chính những đối tượng thụ hưởng con người, dân tộc được thụ hưởng chính sách tự lực vươn lên thoát khỏi sự tự ti, tính trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Công Tuyên - Quý Trung