Sơn La: Hủy nổ an toàn quả bom tồn sót sau chiến tranh

Sơn La: Hủy nổ an toàn quả bom tồn sót sau chiến tranh

Ngày 13/10, tại bản Nà Bon, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La), lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La đã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sông Mã cùng chính quyền địa phương tiến hành hủy nổ một quả bom nặng khoảng 340 kg còn tồn sót sau chiến tranh, đảm bảo an toàn.
Dấu ấn người lính quân hàm xanh trong lòng đồng bào nơi biên cương tỉnh Lai Châu

Dấu ấn người lính quân hàm xanh trong lòng đồng bào nơi biên cương tỉnh Lai Châu

Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có mặt nơi biên cương xa xôi, lập đồn, dựng trạm, bám đất, bám dân, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc biên giới. Và hình ảnh của họ - những người lính quân hàm xanh, đang ngày càng trở nên thân thiết với bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi bản làng biên giới.
Dân tộc La Hủ

Dân tộc La Hủ

Người La Hủ chủ yếu làm nương du canh với nhịp độ luân chuyển cao. Gần đây họ chuyển dần sang trồng lúa trên ruộng bậc thang. Người La Hủ nổi tiếng về nghề đan lát (mâm cơm, ghế mây), rèn.Săn bắt, đánh cá, hái lượm có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế.
Dân tộc Cống

Dân tộc Cống

Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang. Họ ở nhà sàn ba hay bốn gian, chỉ có một cửa ra vào, một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọc theo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ ít có giá trị sử dụng nhưng nhà nào cũng có là đặc trưng trong nhà người Cống.
Thắt chặt tình quân dân nơi biên giới Mường Tè

Thắt chặt tình quân dân nơi biên giới Mường Tè

Là dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, sinh sống chủ yếu ở huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), trước đây bà con dân tộc La Hủ có tập quán du canh, du cư và tỷ lệ đói nghèo cao. Nhờ các chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước, với lực lượng nòng cốt là Bộ đội Biên phòng, giờ đây đồng bào dân tộc La Hủ đã định canh, định cư, tập trung phát triển kinh tế để từng bước thoát nghèo.
Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở Điện Biên

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở Điện Biên

Đồng bào người Cống là một trong những dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nằm dọc theo tuyến biên giới Việt - Lào. Thực hiện Quyết định 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, ngày 28/02/2012 UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành và phê duyệt đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên" giai đoạn 2011 - 2020. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc Cống đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 78,8% (năm 2012) xuống 56% (2017).
Đồn Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ xây dựng cuộc sống ngày càng no đủ

Đồn Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ xây dựng cuộc sống ngày càng no đủ

Bên cạnh nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ vùng biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đồn Pa Ủ đóng trên xã Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu) thường xuyên giúp người dân La Hủ phát triển kinh tế, chăm lo đời sống sức khỏe, vận động nhân dân vùng biên thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và pháp luật.
Người La Hủ

Người La Hủ

Trước đây họ thường làm nhà, lều rải rác ở ngay trên nương, trên núi cao thuộc hai xã Pa Ủ VÀ Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè (Lai Châu). Nhà lợp lá, lá vàng lại chuyển đi nơi khác nên người La Hủ mới có tên Xá lá vàng.