Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, có địa hình khá phức tạp, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, một số xã còn đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội. Do đó, đời sống của người dân địa phương cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên và người lao động còn rất khó khăn. Trong khi đó, hệ thống trường học chưa được xây dựng đồng bộ, nhiều trường học bị hư hỏng, trang thiết bị dạy và học bị hỏng, thiếu thốn…
Với phương châm “Tự cứu mình trước khi được cứu”, năm 1998, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phát động sâu rộng trong toàn ngành phong trào “Trường giúp trường - huyện giúp huyện”. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng phân công tổ chức kết nghĩa giữa các trường ở thành phố, thị trấn với các trường vùng sâu trong tỉnh theo từng giai đoạn, có chủ đề, nội dung cụ thể nhằm giúp giáo viên vùng sâu, vùng xa an tâm và cống hiến nhiều hơn cho địa phương; tăng cường xây dựng khối đoàn kết, tính cộng đồng trách nhiệm trong đội ngũ nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên.
Qua hơn 10 năm (từ năm 2008- 2019) tổ chức thực hiện phong trào, các đơn vị được phân công giúp đỡ đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và tiền mặt, tổ chức giúp nhau về chuyên môn - nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị giảng dạy, công tác như: thiết bị nghe nhìn, máy vi tính, máy in, bàn ghế học sinh, công trình vệ sinh, giếng nước, quần áo, sách giáo khoa, vở viết và đồ dùng học tập, với tổng trị giá hơn 11 tỷ đồng. Hiệu quả thu được từ phong trào đã khẳng định tính nhân văn, ý nghĩa giáo dục cao về tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên.
Năm 2008-năm đầu tiên thực hiện phong trào, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng đã tổ chức cuộc vận động “Ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa khó khăn”, được đông đảo cán bộ, nhà giáo, người lao, học sinh, sinh viên hưởng ứng tích cực. Sau 5 năm đầu triển khai, qua cuộc vận động này, ngành Giáo dục tỉnh ủng hộ được 2 máy nước nóng, 28 máy vi tính, 53 bộ bàn ghế học sinh, 73 dàn âm thanh, 3 công trình vệ sinh, 5 giếng nước, 1.020 bộ quần áo mới, 20 ngàn cuốn vở, hàng chục ngàn cây viết cùng đồ dùng học tập…và gần 1 tỷ đồng tiền mặt.
Sau thời gian thực hiện, Công đoàn ngành nhận thấy việc phân công một đơn vị thuận lợi giúp một đơn vị khó khăn còn thể hiện sự dàn trải, manh mún. Số tiền mặt mỗi đơn vị vận động được hàng năm chỉ dừng lại khoảng vài chục triệu đồng. Vì vậy, chưa thực sự giải quyết được những vấn đề lớn, cấp bách cho đơn vị thụ hưởng như việc xây nhà công vụ, công trình vệ sinh, công trình nước sạch hoặc nâng cấp, sửa chữa nhà công vụ… Qua kết quả khảo sát năm 2015, toàn ngành còn 27 đơn vị chưa có nhà công vụ, hơn 100 giáo viên phải thuê nhà hoặc ở nhờ nhà người thân, 20 đơn vị chưa có giếng nước để sinh hoạt... Từ đó, Công đoàn ngành đã thay đổi hình thức phân công hỗ trợ vùng sâu, vùng xa theo phương châm nhiều đơn vị tập trung giúp một đơn vị.
Nhờ thực hiện việc đổi mới hình thức phân công thực hiện, từ năm 2015 - 2017, cuộc vận động đã giải quyết cho hơn 60 giáo viên có nhà công vụ để ở, hơn 1.500 học sinh và giáo viên có nguồn nước sạch để uống và sinh hoạt, xây dựng 3 nhà vệ sinh, 2 giếng khoan… góp phần giảm bớt khó khăn cho giáo viên, người lao động và học sinh vùng sâu, vùng xa. Với giải pháp này, ngành phấn đấu đến năm 2020, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nhà công vụ cho giáo viên thuộc các địa bàn vùng sâu, vùng xa khó khăn, các thầy cô giáo không phải thuê nhà hoặc ở nhờ nhà người thân hay nhà dân.
Các năm học tiếp sau đó, Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng đã kêu gọi ủng hộ, xây dựng được 7 nhà công vụ, một công trình nước sạch và một nhà bán trú cho học sinh huyện Lạc Dương; hỗ trợ một Công đoàn cơ sở 200 triệu đồng. Năm học 2018 - 2019, Công đoàn ngành đã hoàn thành xây dựng và nghiệm thu một nhà công vụ ở trường học tại thị trấn Đạ M’ri và một giếng khoan ở trường học tại xã Đạ Sa.
Ông Ngô Văn Sơn, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng cho biết, kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện là tuyên truyền vận động sâu rộng tới tất cả Công đoàn cơ sở và công đoàn viên về ý nghĩa của các cuộc vận động này. Sau đó, Công đoàn ngành tiến hành khảo sát những nơi giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổng hợp lại và kêu gọi đoàn viên các đơn vị đăng ký; tiếp theo là xem xét phân bổ chuyển trực tiếp về đơn vị cần được hỗ trợ...
Theo ông Ngô Văn Sơn, để đạt được kết quả trên, cần phát huy tính dân chủ, đoàn kết, từ đó sẽ tổ chức thuận lợi các chủ trương, các phong trào đưa ra và các cuộc vận động được thực hiện tốt. “Nhiều đơn vị vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn nhưng vẫn nhiệt tình tham gia các cuộc vận động. Có năm, toàn ngành có 63 đơn vị nhưng hơn 40 đơn vị đăng ký hỗ trợ đồng nghiệp và học sinh đang gặp khó khăn”, ông Ngô Văn Sơn cho hay.
Với phương châm “Tự cứu mình trước khi được cứu”, năm 1998, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phát động sâu rộng trong toàn ngành phong trào “Trường giúp trường - huyện giúp huyện”. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng phân công tổ chức kết nghĩa giữa các trường ở thành phố, thị trấn với các trường vùng sâu trong tỉnh theo từng giai đoạn, có chủ đề, nội dung cụ thể nhằm giúp giáo viên vùng sâu, vùng xa an tâm và cống hiến nhiều hơn cho địa phương; tăng cường xây dựng khối đoàn kết, tính cộng đồng trách nhiệm trong đội ngũ nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên.
Nhà công vụ cho giáo viên vùng sâu. Ảnh: sogd.hanoi.gov.vn |
Qua hơn 10 năm (từ năm 2008- 2019) tổ chức thực hiện phong trào, các đơn vị được phân công giúp đỡ đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và tiền mặt, tổ chức giúp nhau về chuyên môn - nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị giảng dạy, công tác như: thiết bị nghe nhìn, máy vi tính, máy in, bàn ghế học sinh, công trình vệ sinh, giếng nước, quần áo, sách giáo khoa, vở viết và đồ dùng học tập, với tổng trị giá hơn 11 tỷ đồng. Hiệu quả thu được từ phong trào đã khẳng định tính nhân văn, ý nghĩa giáo dục cao về tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên.
Năm 2008-năm đầu tiên thực hiện phong trào, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng đã tổ chức cuộc vận động “Ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa khó khăn”, được đông đảo cán bộ, nhà giáo, người lao, học sinh, sinh viên hưởng ứng tích cực. Sau 5 năm đầu triển khai, qua cuộc vận động này, ngành Giáo dục tỉnh ủng hộ được 2 máy nước nóng, 28 máy vi tính, 53 bộ bàn ghế học sinh, 73 dàn âm thanh, 3 công trình vệ sinh, 5 giếng nước, 1.020 bộ quần áo mới, 20 ngàn cuốn vở, hàng chục ngàn cây viết cùng đồ dùng học tập…và gần 1 tỷ đồng tiền mặt.
Sau thời gian thực hiện, Công đoàn ngành nhận thấy việc phân công một đơn vị thuận lợi giúp một đơn vị khó khăn còn thể hiện sự dàn trải, manh mún. Số tiền mặt mỗi đơn vị vận động được hàng năm chỉ dừng lại khoảng vài chục triệu đồng. Vì vậy, chưa thực sự giải quyết được những vấn đề lớn, cấp bách cho đơn vị thụ hưởng như việc xây nhà công vụ, công trình vệ sinh, công trình nước sạch hoặc nâng cấp, sửa chữa nhà công vụ… Qua kết quả khảo sát năm 2015, toàn ngành còn 27 đơn vị chưa có nhà công vụ, hơn 100 giáo viên phải thuê nhà hoặc ở nhờ nhà người thân, 20 đơn vị chưa có giếng nước để sinh hoạt... Từ đó, Công đoàn ngành đã thay đổi hình thức phân công hỗ trợ vùng sâu, vùng xa theo phương châm nhiều đơn vị tập trung giúp một đơn vị.
Nhờ thực hiện việc đổi mới hình thức phân công thực hiện, từ năm 2015 - 2017, cuộc vận động đã giải quyết cho hơn 60 giáo viên có nhà công vụ để ở, hơn 1.500 học sinh và giáo viên có nguồn nước sạch để uống và sinh hoạt, xây dựng 3 nhà vệ sinh, 2 giếng khoan… góp phần giảm bớt khó khăn cho giáo viên, người lao động và học sinh vùng sâu, vùng xa. Với giải pháp này, ngành phấn đấu đến năm 2020, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nhà công vụ cho giáo viên thuộc các địa bàn vùng sâu, vùng xa khó khăn, các thầy cô giáo không phải thuê nhà hoặc ở nhờ nhà người thân hay nhà dân.
Các năm học tiếp sau đó, Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng đã kêu gọi ủng hộ, xây dựng được 7 nhà công vụ, một công trình nước sạch và một nhà bán trú cho học sinh huyện Lạc Dương; hỗ trợ một Công đoàn cơ sở 200 triệu đồng. Năm học 2018 - 2019, Công đoàn ngành đã hoàn thành xây dựng và nghiệm thu một nhà công vụ ở trường học tại thị trấn Đạ M’ri và một giếng khoan ở trường học tại xã Đạ Sa.
Ông Ngô Văn Sơn, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng cho biết, kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện là tuyên truyền vận động sâu rộng tới tất cả Công đoàn cơ sở và công đoàn viên về ý nghĩa của các cuộc vận động này. Sau đó, Công đoàn ngành tiến hành khảo sát những nơi giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổng hợp lại và kêu gọi đoàn viên các đơn vị đăng ký; tiếp theo là xem xét phân bổ chuyển trực tiếp về đơn vị cần được hỗ trợ...
Theo ông Ngô Văn Sơn, để đạt được kết quả trên, cần phát huy tính dân chủ, đoàn kết, từ đó sẽ tổ chức thuận lợi các chủ trương, các phong trào đưa ra và các cuộc vận động được thực hiện tốt. “Nhiều đơn vị vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn nhưng vẫn nhiệt tình tham gia các cuộc vận động. Có năm, toàn ngành có 63 đơn vị nhưng hơn 40 đơn vị đăng ký hỗ trợ đồng nghiệp và học sinh đang gặp khó khăn”, ông Ngô Văn Sơn cho hay.
Chu Quốc Hùng