Tỉnh có diện tích đất trồng chuối gần 6.000 ha, chủ yếu là trồng giống chuối xiêm truyền thống. Vườn chuối của Cà Mau tập trung phần lớn ở vùng đất U Minh hạ và một số huyện vùng ngọt trong tỉnh. Đây là tiềm năng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống, chế biến các sản phẩm chuối cao cấp có thể xuất khẩu.
Để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm chuối ở Cà Mau, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với huyện U Minh triển khai xây dựng vùng nguyên liệu chuối đạt chứng nhận VietGAP tại Hợp tác xã Đồng Thuận, với quy mô bàn đầu là 50 ha. Mô hình triển khai thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12/2019.
Tuy nhiên, để mô hình phát huy tốt hiệu quả thì đòi hỏi doanh nghiệp và nông dân phải có sự liên kết chặt chẽ từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cho đến khâu bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nhằm để hạn chế thất thoát. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân tham gia mô hình từ 10-15% so với phương pháp canh tác thông thường.
Ngành chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm trồng chuối VietGAP cho người dân tham gia mô hình để đạt được năng suất chuối bình quân 20 tấn/ha, lợi nhuận 50 triệu đồng/ha/năm. Địa phương cũng sẽ tập trung xây dựng nhãn hiệu chuối Khánh Thuận - U Minh, liên kết với các thương lái, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian qua, ngành hàng chuối của Cà Mau thiếu tính bền vững, do chưa hình thành rõ ràng chuỗi liên kết sản xuất để tạo sản phẩm khác biệt, nâng giá trị và cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, dẫn đến việc giá cả và đầu ra sản phẩm chuối còn gặp nhiều khó khăn. Với mô hình xây dựng vùng nguyên liệu chuối đạt chuẩn VietGAP có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ mở ra hướng sản xuất bền vững và hứa hẹn đầy triển vọng làm giàu từ ngành hàng chuối chủ lực của tỉnh.
Để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm chuối ở Cà Mau, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với huyện U Minh triển khai xây dựng vùng nguyên liệu chuối đạt chứng nhận VietGAP tại Hợp tác xã Đồng Thuận, với quy mô bàn đầu là 50 ha. Mô hình triển khai thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12/2019.
Tuy nhiên, để mô hình phát huy tốt hiệu quả thì đòi hỏi doanh nghiệp và nông dân phải có sự liên kết chặt chẽ từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cho đến khâu bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nhằm để hạn chế thất thoát. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân tham gia mô hình từ 10-15% so với phương pháp canh tác thông thường.
Ngành chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm trồng chuối VietGAP cho người dân tham gia mô hình để đạt được năng suất chuối bình quân 20 tấn/ha, lợi nhuận 50 triệu đồng/ha/năm. Địa phương cũng sẽ tập trung xây dựng nhãn hiệu chuối Khánh Thuận - U Minh, liên kết với các thương lái, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian qua, ngành hàng chuối của Cà Mau thiếu tính bền vững, do chưa hình thành rõ ràng chuỗi liên kết sản xuất để tạo sản phẩm khác biệt, nâng giá trị và cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, dẫn đến việc giá cả và đầu ra sản phẩm chuối còn gặp nhiều khó khăn. Với mô hình xây dựng vùng nguyên liệu chuối đạt chuẩn VietGAP có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ mở ra hướng sản xuất bền vững và hứa hẹn đầy triển vọng làm giàu từ ngành hàng chuối chủ lực của tỉnh.
Kim Há