Cụ thể, Cà Mau luôn quan tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đất đai, thuế… nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đến khảo sát đầu tư phát triển các trung tâm thương mại tại thành phố Cà Mau và các chợ ở trung tâm các huyện, tăng cường mở các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng nông thôn.
Tỉnh Cà Mau hiện có 3 trung tâm thương mại, 4 siêu thị và 27 chợ; số xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là 22/82 xã thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hàng Việt chiếm 80-90% trong hệ thống phân phối.
Ông Phan Mộng Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chia sẻ, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các trung tâm thương mại và các chợ nông thôn để góp phần triển khai thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vận động ''Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' ở Cà Mau.
Không chỉ dừng lại ở khâu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm để nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm... mà các doanh nghiệp còn tham gia tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, phân phối đến người tiêu dùng nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh được công nhận nhãn hiệu tập thể. Đó là các sản phẩm như chuối khô Trần Hợi, tôm khô Rạch Gốc, bánh phồng tôm Mũi Cà Mau, dưa bồn bồn Cái Nước, cua biển Năm Căn, khô khoai Cái Đôi Vàm, mắm lóc Thới Bình, mật ong U Minh, cá bổi Ba Đức…
Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai Chương trình OCOP ''Mỗi xã một sản phẩm'' nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ lợi thế ở địa phương, tạo tính đa dạng, dễ dàng chọn lựa cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng phát triển vùng nguyên liệu tập trung các ngành hàng chủ lực của địa phương gồm lúa chất lượng cao, chuối, gỗ, tôm, cua…, với mục đích đảm bảo nguồn nguyên liêu sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thành chuỗi nông - lâm - thủy sản an toàn từ vùng nguyên liệu đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng nông thôn Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo ông Phan Mộng Thành, thời gian qua, việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn chưa nhiều. Thêm nữa, một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận hàng Việt còn hạn chế vì ở cách xa trung tâm xã, điều kiện đi lại khó khăn.
Do đó, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng nông thôn, mở rộng kênh phân phối sản phẩm Việt đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý và có chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tạo điều kiện cho nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận với hàng Việt.
Đây là việc làm góp phần thay đổi từ nhận thức, thói quen chuộng hàng ngoại của người dân sang sử dụng hàng Việt vừa thể hiện ý thức, trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh.
Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh các hoạt động kết nối doanh nghiệp với nông dân, tập huấn khuyến nông; khuyến khích nông dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y thủy sản mang thương hiệu Việt; đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường công tác chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.
Đặc biệt, tỉnh giao cho Sở Công Thương làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có sản xuất hàng Việt có chất lượng cao, hàng hóa hợp với thị hiếu người tiêu dùng Cà Mau để tổ chức thêm nhiều phiên chợ đưa hàng Việt về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nơi đây.
Mặt khác, tỉnh cũng kêu gọi doanh nghiệp thể hiện tốt trách nhiệm, cam kết thực hiện việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo dựng niềm tin vững chắc của người tiêu dùng đối với hàng Việt. Đồng thời quan tâm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương đã được công nhận nhãn hiệu đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Đáng lưu ý, tỉnh Cà Mau cũng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động ''Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' theo tinh thần Thông báo kết luận số 264 của Bộ Chính trị, Kết luận số 107 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 130 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động này trên cơ sở phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ‘‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' các cấp ở Cà Mau. Cơ quan chức năng tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành kết hợp với việc chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, hàng hóa Việt đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh thường xuyên phối hợp các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung cuộc vận động vào các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên đề, sinh hoạt tổ, hội ở khu dân cư. Nhờ đó, cuộc vận động này đã thực sự đi vào đời sống xã hội và có sự lan tỏa rộng khắp từ thành thị cho đến vùng nông thôn Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau hiện có 3 trung tâm thương mại, 4 siêu thị và 27 chợ; số xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là 22/82 xã thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hàng Việt chiếm 80-90% trong hệ thống phân phối.
Ông Phan Mộng Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chia sẻ, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các trung tâm thương mại và các chợ nông thôn để góp phần triển khai thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vận động ''Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' ở Cà Mau.
Không chỉ dừng lại ở khâu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm để nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm... mà các doanh nghiệp còn tham gia tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, phân phối đến người tiêu dùng nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh được công nhận nhãn hiệu tập thể. Đó là các sản phẩm như chuối khô Trần Hợi, tôm khô Rạch Gốc, bánh phồng tôm Mũi Cà Mau, dưa bồn bồn Cái Nước, cua biển Năm Căn, khô khoai Cái Đôi Vàm, mắm lóc Thới Bình, mật ong U Minh, cá bổi Ba Đức…
Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai Chương trình OCOP ''Mỗi xã một sản phẩm'' nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ lợi thế ở địa phương, tạo tính đa dạng, dễ dàng chọn lựa cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng phát triển vùng nguyên liệu tập trung các ngành hàng chủ lực của địa phương gồm lúa chất lượng cao, chuối, gỗ, tôm, cua…, với mục đích đảm bảo nguồn nguyên liêu sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thành chuỗi nông - lâm - thủy sản an toàn từ vùng nguyên liệu đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng nông thôn Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo ông Phan Mộng Thành, thời gian qua, việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn chưa nhiều. Thêm nữa, một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận hàng Việt còn hạn chế vì ở cách xa trung tâm xã, điều kiện đi lại khó khăn.
Do đó, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng nông thôn, mở rộng kênh phân phối sản phẩm Việt đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý và có chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tạo điều kiện cho nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận với hàng Việt.
Đây là việc làm góp phần thay đổi từ nhận thức, thói quen chuộng hàng ngoại của người dân sang sử dụng hàng Việt vừa thể hiện ý thức, trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh.
Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh các hoạt động kết nối doanh nghiệp với nông dân, tập huấn khuyến nông; khuyến khích nông dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y thủy sản mang thương hiệu Việt; đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường công tác chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.
Đặc biệt, tỉnh giao cho Sở Công Thương làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có sản xuất hàng Việt có chất lượng cao, hàng hóa hợp với thị hiếu người tiêu dùng Cà Mau để tổ chức thêm nhiều phiên chợ đưa hàng Việt về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nơi đây.
Mặt khác, tỉnh cũng kêu gọi doanh nghiệp thể hiện tốt trách nhiệm, cam kết thực hiện việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo dựng niềm tin vững chắc của người tiêu dùng đối với hàng Việt. Đồng thời quan tâm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương đã được công nhận nhãn hiệu đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Đáng lưu ý, tỉnh Cà Mau cũng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động ''Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' theo tinh thần Thông báo kết luận số 264 của Bộ Chính trị, Kết luận số 107 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 130 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động này trên cơ sở phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ‘‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'' các cấp ở Cà Mau. Cơ quan chức năng tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành kết hợp với việc chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, hàng hóa Việt đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh thường xuyên phối hợp các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung cuộc vận động vào các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên đề, sinh hoạt tổ, hội ở khu dân cư. Nhờ đó, cuộc vận động này đã thực sự đi vào đời sống xã hội và có sự lan tỏa rộng khắp từ thành thị cho đến vùng nông thôn Cà Mau.
Kim Há