Công trình hệ thống tưới nước tiết kiệm tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỷ đồng, nhưng chỉ mới vận hành sau 2 vụ mùa (1 năm) phải bỏ hoang. Tiền vận hành tốn kém, nước chảy tràn lan không tập trung được xem là nguyên nhân chính để công trình phải đắp chiếu.
Một số người dân của 2 xã Thạnh Hòa, Thạnh Lợi (huyện bến Lức, Long An) bức xúc trước việc Công ty Đầu tư xúc tiến thương mại CCV Group (trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) thuê đất trồng rau má nhưng không tiếp tục canh tác, dẫn đến hàng chục ha đất bị hoang hóa.
Tình trạng nông dân bỏ ruộng, không tiến hành sản xuất các loại cây trồng vụ Đông 2017 đang diễn ra phổ biến và trên diện rộng ở nhiều địa phương tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tại thời điểm này hai bên đồng ruộng vẫn nguyên gốc lúa đã thu hoạch nhiều tuần qua và cây cỏ dại đã bắt đầu mọc đan xen gốc rạ. Nhiều cánh đồng rộng lớn chỉ có vài người thả trâu, bò hoặc chăn vịt thả đồng...
Sau hơn 5 năm kể từ ngày hoàn thành đưa vào sử dụng (năm 2011), đến nay, Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công (xã Tân Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) chỉ hoạt động vài lần để trình diễn cho khách tham quan rồi "đắp chiếu".
Công trình sân chơi cho trẻ em tại huyện Giang Thành (Kiên Giang) được Đoàn viên thanh niên trên địa bàn đóng góp xây dựng với số tiền hàng trăm triệu đồng cho trẻ em vùng biên này. Công trình được xây dựng tại trung tâm xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành trên diện tích 1 ha đất. Do không có người bảo quản, công trình xuống cấp, hư hỏng trầm trọng và đóng cửa từ nhiều năm qua.
Vốn đầu tư tiền tỷ, nhưng khu nội trú 3 tầng dành cho học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số của Trường THPT Nguyễn Du thuộc huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên không phát huy tác dụng vì rất ít học sinh đến ở.
Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hàng chục chợ nông thôn, giúp người dân khu vực nông thôn buôn bán các loại hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, xây dựng, nâng cấp, nhiều chợ không đi vào hoạt động đúng thời gian quy định dẫn tới công trình để dở dang hoặc không thu hút được người dân vào họp chợ…
Năm 2010, thực hiện Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân định canh-định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, 2 làng Tung và Gút, xã Krong, huyện Kbang (Gia Lai) được định cư về nơi ở mới. Song nơi ở mới không có đất sản xuất, một thời gian sau, bà con 2 làng lại quay về làng cũ. Lũ trẻ 2 làng cũng theo chân bố mẹ ra rẫy, bỏ bê việc học hành.
Chợ trung tâm huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích 7.000 m2, gồm 400 ki ốt bán hàng được khởi công xây dựng từ năm 2009 theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, dự kiến năm 2012 sẽ đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, chợ vẫn chưa xây xong, một số hạng mục xây dựng bị bỏ dở và bắt đầu xuống cấp. Hiện các tiểu thương và người dân rất mong muốn chợ sớm xây dựng xong để ổn định kinh doanh, buôn bán.