Bình Phước: Thả nhiều động vật hoang dã về Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Bình Phước: Thả nhiều động vật hoang dã về Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Bình Phước: Thả nhiều động vật hoang dã về Vườn quốc gia Bù Gia Mập ảnh 1
Các cá thể động vật hoang dã được cứu hộ và nuôi dưỡng, chăm sóc.
Ảnh: K GỬIH –TTXVN

Những cá thể động vật này đã được chăm sóc dinh dưỡng, phòng, điều trị bệnh, thực hiện các bước tập luyện phục hồi bản năng hoang dã cho những cá thể đã bị thuần hóa trong quá trình nuôi nhốt của người dân. Sau khi các cá thể đủ điều kiện tái thả, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật phối hợp với các đơn vị liên quan tái thả về rừng; đồng thời, cắt cử người theo dõi tình trạng thích nghi với môi trường sống của các động vật mới tái thả; tiến hành thu giữ để tiếp tục cứu hộ những cá thể chưa thích nghi được với môi trường rừng tự nhiên.
 
Cá thể động vật hoang dã đang được chăm sóc chờ đủ điều kiện sức khỏe thả về rừng. Ảnh: K GỬIH –TTXVN
Cá thể động vật hoang dã đang được chăm sóc chờ đủ điều kiện sức khỏe thả về rừng. Ảnh: K GỬIH –TTXVN

Từ khi thành lập năm 2016 đến nay, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tiếp nhận 104 cá thể động vật hoang dã và thả về rừng 85 cá thể. Số cá thể còn lại đang được chăm sóc, phục hồi bản năng hoang dã để đủ điều kiện thả về môi trường tự nhiên. Trong đó có các loài thuộc nhóm IB: Vượn đen má vàng, Culi nhỏ, Vọoc chà vá chân đen, Mèo cá, Gà lôi trắng.... Các cá thể động vật trên được các cơ quan chức năng như: Kiểm lâm, người dân các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác bàn giao. Đáng chú ý là có một số người dân được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã đã trực tiếp liên hệ với Vườn quốc gia Bù Gia Mập để bàn giao động vật.

Thời gian qua, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã bắt giữ nhiều vụ săn bắn, bẫy bắt, vận chuyển động vật hoang dã trái phép. Trong đó, có nhiều cá thể động vật bị thương do dính bẫy, bắn; bị mất sức, mất bản năng tự nhiên do quá trình nuôi nhốt lâu ngày. Các cá thể trên cần được cứu hộ, phục hồi các vết thương và tập tính trước khi tái thả về rừng tự nhiên.
 
Các cá thể đông vật hoang dã được thả về rừng. Ảnh: K GỬIH –TTXVN
Các cá thể đông vật hoang dã được thả về rừng. Ảnh: K GỬIH –TTXVN

Vì vậy, Trung tâm cứu hộ là nơi tổ chức chăm sóc dinh dưỡng, phòng và điều trị bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho các con vật trước khi được thả về rừng tự nhiên. Đồng thời, trung tâm cũng trồng cây ăn trái, thuốc hoặc thu hái các loại thức ăn trong tự nhiên cho động vật; thực hiện các bước tập luyện phục hồi bản năng hoang dã cho những cá thể đã bị thuần hóa, nuôi nhốt của người dân trong thời gian dài…

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 25.598,18 ha với hơn 400 loài động vật, trong đó, thú có 105 loài (30 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam); chim có 246 loài, có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như hồng hoàng, gà lôi hồng tía, chim công, dù dì phương đông, niệc mỏ vằn, gà tiền mặt đỏ, chim yến hồng xám, gà so cổ hung...; bò sát trên 70 loài (16 loài ghi trong Sách Đỏ)…
K GỬIH
TTXVN

Có thể bạn quan tâm