Gia đình Lâm Ươn – già làng ấp 5, kết cây Bông Bạc chuẩn bị dâng lên chùa. Ảnh: K GỬIH -TTXVN |
Theo văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, mọi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đều gắn liền với chùa chiền. Các lễ hội đều diễn ra tại chùa, như rước đại lịch, tắm Phật, cầu siêu, chúc thọ cho các cao tăng tiền bối, dâng cơm cho các vị sư… Năm nay, các hoạt động lễ hội này đều được hạn chế xuống mức tối thiểu và bà con được chính quyền địa phương khuyến khích đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại nhà.
Gia đình Lâm Ươn – già làng ấp 5, kết cây Bông Bạc dâng lên chùa. Ảnh: K'GỬIH -TTXVN |
Các chùa Khmer Nam tông trên địa bàn tỉnh Bình Phước giảm thiểu các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng truyền thống. Các vị sư trụ trì không ngừng tuyên truyền cho các phật tử nhằm nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, đón Tết cổ truyền nhưng không quên nhiệm vụ phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của địa phương trong việc cách ly, hạn chế tiếp xúc, tập trung đông người... Xã Nha Bích (huyện Chơn Thành) là một trong những địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Toàn xã có hơn 300 hộ dân là ngườic Khmer, chiếm khoảng 35% dân số. Trong những ngày này, do dịch bệnh nên không khí Tết cổ truyền của dân tộc không náo nhiệt như các năm trước nhưng không vì thế mà người dân kém vui. Gia đình anh Lâm Á Rịa (Ấp 3) đón Tết rất đơn giản nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, từ các món ăn truyền thống đến các nghi lễ. Anh Rịa cho biết: Năm nay việc đón Tết rất khác. Do dịch COVID-19 nên bà con không tụ tập đông người như các Tết trước. Được chính quyền địa phương tuyên truyền nên nhà tôi cũng như bà con trong ấp luôn tuân thủ việc phòng, chống dịch bệnh. Thay vì đến tận các nhà đi chúc Tết chúng tôi chúc tụng nhau qua điện thoại.
Bà con đồng bào Khmer tại xã Nha Bích, huyện Chơn Thành thực hiện rửa tay sát khuẩn phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: K GỬIH -TTXVN |
Anh Lâm Sô Ra (Ấp 5) tâm sự: “Tết tuy không tụ tập đông người nhưng cũng vui. Mình phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để đẩy lùi nó đi chứ. Mong mau hết dịch bệnh để bà con trở lại cuộc sống như trước”. Theo thường lệ, ngày đầu Tết cổ truyền dân tộc Khmer thường kết cây hoa bạc và tụ tập đông người để dâng lên chùa. Nắm nay mỗi hộ chỉ cử hai người đại diện mang hoa lên chùa. Già làng Lâm Ươn (Ấp 5) là người đầu tiên để làm gương cho bà con noi theo. Già làng Lâm Ươn cho biết: “Năm nay, Tết dân tộc đúng vào dịch bệnh nên bà con chúng tôi không tổ chức đông người dâng bông như trước. Tôi rất vui vì bà con đã nhận thức được các biện pháp phòng, chống dịch mà vẫn giữ được truyền thống Tết của dân tộc”.
PV
(TTXVN)