Bình Phước đảm bảo chính quyền địa phương hoạt động vì lợi ích của nhân dân

Việc sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 18–NQ/TW về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nhằm tạo lập hành lang pháp lý để các cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước sau sắp xếp đi vào hoạt động, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Đồng thời khắc phục một số hạn chế, bất cập của luật hiện hành, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Bà Tôn Ngọc Hạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Ảnh: Nhật Bình

Bà Tôn Ngọc Hạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Ảnh: Nhật Bình

Đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Nùng ông Trương Văn Kiên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh cho biết việc thực hiện Nghị quyết số 18–NQ/TW nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, ông và nhiều người dân hoàn toàn ủng hộ việc sửa đổi này.

Theo ông Trương Văn Kiên, người dân và doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp khi địa phương có quyền tự quyết cao hơn, các thủ tục hành chính sẽ được rút gọn, giảm bớt tình trạng xin ý kiến cấp trên, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính quyền địa phương có thể chủ động giải quyết các vấn đề đặc thù thay vì phải chờ đợi chỉ đạo từ trung ương, giúp nâng cao tính linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả trong điều hành. Việc phân cấp hợp lý giúp trung ương tập trung vào các nhiệm vụ vĩ mô, chiến lược thay vì xử lý các công việc cụ thể của từng địa phương.

Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Nghĩa Bình (xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng) Nguyễn Phi Long cho biết, việc thực hiện sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương gắn với “cuộc cách mạng” về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là cần thiết, cần phải thực hiện triệt để, đồng bộ và toàn diện với lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả. Quá trình phân cấp, phân quyền gắn với tinh gọn bộ máy cần công bằng và lựa chọn đúng và trúng cán bộ. Đặc biệt là chọn được người có tài, có tâm vào bộ máy để công cuộc tinh gọn vừa “hồng” vừa “chuyên”, phát huy trách nhiệm của mỗi cán bộ. Từ đó, đáp ứng hơn nữa nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân. Giảm bớt đầu mối là đúng đắn, phù hợp. Từ đó, giúp việc làm giấy tờ, thủ tục của người dân được gọn hơn, nhanh hơn, loại bỏ các bước không cần thiết, ông Long khẳng định.

Phân cấp, phân quyền cần cụ thể, rõ ràng

Mục tiêu xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương là nhằm sửa đổi cơ bản, toàn diện và hợp lý các quy định về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hóa đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hóa các chủ trương, định hướng trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Đồng thời, đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Ông Trương Văn Kiên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh cho rằng, để đảm bảo hiệu quả, việc phân cấp cần có các quy định cụ thể, rõ ràng để tránh tình trạng phân cấp hình thức mà thực tế địa phương vẫn bị ràng buộc quá nhiều bởi trung ương cũng như tránh tình trạng lạm quyền, thiếu minh bạch hoặc chồng chéo chức năng hoạt động. Việc giám sát và kiểm soát quyền lực phải được thiết kế hợp lý để vừa đảm bảo quyền tự chủ của địa phương, vừa ngăn chặn những tiêu cực có thể phát sinh.

“Cần đảm bảo sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa trung ương và địa phương và tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, đảm bảo chính quyền địa phương hoạt động vì lợi ích của nhân dân”, ông Trương Văn Kiên nhấn mạnh.

Đại biểu Vũ Ngọc Long, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước nhận định, mặc dù về nguyên tắc, việc phân cấp, phân quyền cho địa phương được xác định rõ ràng, nhưng khi triển khai thực hiện vẫn còn nhiều thủ tục phải xin ý kiến của các bộ, ngành Trung ương. Điều này khiến cho việc thực hiện các dự án, chính sách ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần rà soát toàn diện các luật, quy định liên quan để đảm bảo phân cấp, phân quyền không chỉ về mặt lãnh thổ mà còn về quản lý nhà nước theo ngành. Đồng thời, cần có cơ chế thực hiện cụ thể để địa phương có thể triển khai hiệu quả.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh, việc thực hiện Nghị quyết số 18–NQ/TW và tiến hành “cuộc cách mạng” về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thời gian qua đã được cả hệ thống chính trị rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy. Đồng thời sắp xếp, kiện toàn đầu mối trực thuộc các cơ quan chuyên môn; thực hiện thí điểm một số mô hình mới, chức danh kiêm nhiệm, giảm đầu mối... theo đúng tinh thần nghị quyết, kế hoạch của Trung ương và tỉnh.

Đến nay, ở cấp tỉnh đã sáp nhập 12 cơ quan, đơn vị thành 4 cơ quan, đơn vị; sau sắp xếp còn 154/246 đầu mối cấp phòng, 162/241 lãnh đạo cấp phó trưởng phòng, 1.329/1.523 biên chế. Cấp huyện, sau sắp xếp còn 313/396 lãnh đạo cấp phó trưởng phòng, ban; 1.493/1.711 biên chế. Đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh sau sắp xếp còn 86/110 đầu mối; 3.788/4.938 biên chế, 141/176 cấp phó đơn vị; cấp huyện sau sắp xếp còn 447/520 đầu mối; 14.810/15.588 biên chế, 718/785 cấp phó. Sau khi sắp xếp toàn tỉnh giảm 2.340 biên chế và giảm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước hơn 256 tỷ đồng.

Bình Phước hợp nhất, giải thể và thành lập mới một số cơ quan, đơn vị theo mô hình của Trung ương thực hiện, cùng với đó, một số cơ quan, đơn vị sẽ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, biên chế nhân sự...Từ năm 2019, Bình Phước đã thành lập Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước trực thuộc UBND tỉnh Bình Phước, trên cơ sở hợp nhất Báo Bình Phước và Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước.

Bà Tôn Ngọc Hạnh cho rằng việc tinh gọn bộ máy thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 18 tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, công việc thực tế sẽ tăng cường biên chế, nhân sự đối với các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng tinh gọn, tinh nhuệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, để đạt hiệu quả thực tế. Lãnh đạo tỉnh cũng có cơ chế, chính sách để động viên, giải quyết quyền lợi về chế độ cho nhân sự liên quan; yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trao đổi, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khi thực hiện.

“Các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát việc sắp xếp bộ máy để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình, sau khi công bố, bộ máy mới của tất cả các cơ quan, đơn vị hoạt động đồng bộ, không bị gián đoạn khi xử lý công việc chuyên môn, sử dụng hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất. Theo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị mới sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/3/2025”, Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh.

Nhật Bình – K GửiH

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch nước Lương Cường: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Bầu Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang

Bầu Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang

Tại Kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã bầu ông Đồng Văn Thanh giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang; bầu ông Trần Văn Huyến giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; bầu ông Trần Chí Hùng giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Chiều 11/2, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030" của Tổng Bí thư Tô Lâm: TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc xoá nhà tạm, nhà dột nát và các dự án hạ tầng giao thông tại Quảng Ngãi

Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc xoá nhà tạm, nhà dột nát và các dự án hạ tầng giao thông tại Quảng Ngãi

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, sáng 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi; kiểm tra tình hình, đôn đốc thực hiện dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh và dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các doanh nghiệp Quảng Nam phải góp phần đắc lực cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trở lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các doanh nghiệp Quảng Nam phải góp phần đắc lực cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trở lên

Trong chương trình thăm, làm việc tại Quảng Nam, sáng 8/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc tại Tập đoàn HS Hyosung Quảng Nam, Cảng Chu Lai, sân bay Chu Lai và Tập đoàn THACO; yêu cầu các đơn vị phải thúc đẩy phát triển, cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2025 và đạt mức tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ưu tiên bố trí vốn thực hiện chương trình mục tiêu, dự án quan trọng quốc gia

Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ưu tiên bố trí vốn thực hiện chương trình mục tiêu, dự án quan trọng quốc gia

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, chiều 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển trạng thái “xin - cho” sang trạng thái “chủ động” cung cấp dịch vụ công cho người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển trạng thái “xin - cho” sang trạng thái “chủ động” cung cấp dịch vụ công cho người dân

Chiều 6/2, chủ trì Phiên họp lần thứ 10 trực tuyến toàn quốc của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Uỷ ban), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban yêu cầu, đến tháng 6/2025, tất cả lãnh đạo bộ, ngành và lãnh đạo UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số; đến cuối năm 2025, tất cả cán bộ, công chức cấp xã, huyện, tỉnh phải xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Giang, sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang)

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang)

Trong chuyến công tác tại Hà Giang, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sau

Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sau

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.