Tinh gọn bộ máy: Có “tâm tư” nhưng không bàn lùi!

Tổng Bí thư Tô Lâm từng nêu rõ rằng việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị rất nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong toàn bộ máy.

potal-tong-bi-thu-chu-tri-phien-hop-ve-doi-moi-sap-xep-to-chuc-bo-may-cua-he-thong-chinh-tri-7710810-1.jpg
Sáng 19/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Thực tế cho thấy, ở “mỗi con người trong bộ máy” đều có độ vênh nhất định giữa nhận thức xã hội nói chung và sự đắn đo liên quan đến lợi ích cá nhân của riêng mình.

Hầu hết cán bộ, đảng viên đều nhận thức được sự cần thiết của Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Họ cũng đồng tình với những nội dung mà Nghị quyết số 18-NQ/TW chỉ ra là tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở nước ta vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối; hiệu lực hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức còn chồng chéo; việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý; việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; cải cách hành chính chuyển biến chậm…

Tuy nhiên, tình hình chưa có những chuyển biến thực sự về chất sau 7 năm Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tiến hành việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ngày 5/11/2024, trong bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”, Tổng Bí thư một lần nữa chỉ ra những bất cập cũ: Nhận thức và hành động của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động chưa quyết liệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có sự níu kéo từ lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể nhỏ. Một số cá nhân, tổ chức có thể hăng hái ủng hộ chủ trương chung về việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị khi điều này “chưa đụng đến tôi”, “không va phải đơn vị của chúng tôi”. Mọi việc có thể thay đổi khi họ phải "vào cuộc".

Cán bộ, đảng viên, kể cả lãnh đạo các cấp, cũng là con người nên việc họ “có tâm tư” khi lợi ích bị ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Không ai vui khi đơn vị của mình bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất, bản thân không giữ được vị trí chủ chốt như trước, thậm chí phải chuyển sang làm chuyên viên hay ra khỏi biên chế…

Tuy nhiên, “tâm tư” là một chuyện, còn tổ chức “ký tâm thư tập thể”, “viết kiến nghị tập thể” gửi lên trên để “bàn lùi” khi phương án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định, gây nhiễu cho sự nghiệp chung, lại là chuyện khác. Đưa câu chuyện nội bộ lên mạng xã hội lại càng không nên.

Khi một tổ chức, đơn vị được thành lập thì hiển nhiên tập thể đó có lý do tồn tại, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và xã hội trong bối cảnh, tình huống nhất định. Nhưng khi hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi, yêu cầu của xã hội có sự biến động thì lý do tồn tại hoặc tồn tại độc lập của đơn vị, tổ chức đó không còn nữa và việc sắp xếp lại để cả hệ thống trở nên gọn, nhẹ, “dễ bay cao” là điều tất yếu.

Bấu víu vào quá khứ, lập luận về “tính đặc thù riêng có”, đánh tráo khái niệm, hoặc viện dẫn về “hệ quả nặng nề” trong tương lai của việc giải thể, sáp nhập, hợp nhất bằng những lời đao to búa lớn chỉ làm rối chứ không cản được tiến trình lịch sử. Lợi ích cá nhân phải đặt dưới lợi ích tập thể, lợi ích tập thể nhỏ phải đặt dưới lợi ích của tập thể lớn, của xã hội, của đất nước.

Tổng Bí thư đã chỉ rõ trong bài phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào ngày 25/11/2024: Việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân.

Trần Quang Vinh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn bộ máy: Cần nhiều tấm gương mở đường

Tinh gọn bộ máy: Cần nhiều tấm gương mở đường

Trong bất kỳ giai đoạn nào của công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước đều cần đến sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. “Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy” cũng không thể thiếu tinh thần dũng cảm, sự hy sinh lợi ích cá nhân.

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Chiều 11/2, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030" của Tổng Bí thư Tô Lâm: TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc xoá nhà tạm, nhà dột nát và các dự án hạ tầng giao thông tại Quảng Ngãi

Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc xoá nhà tạm, nhà dột nát và các dự án hạ tầng giao thông tại Quảng Ngãi

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, sáng 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi; kiểm tra tình hình, đôn đốc thực hiện dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh và dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định đồng loạt khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/2, tại hộ gia đình thương binh ông Võ Văn Cư (xóm 2, thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cùng đoàn công tác đã dự Lễ phát động đồng loạt khởi công xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các doanh nghiệp Quảng Nam phải góp phần đắc lực cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trở lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các doanh nghiệp Quảng Nam phải góp phần đắc lực cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trở lên

Trong chương trình thăm, làm việc tại Quảng Nam, sáng 8/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc tại Tập đoàn HS Hyosung Quảng Nam, Cảng Chu Lai, sân bay Chu Lai và Tập đoàn THACO; yêu cầu các đơn vị phải thúc đẩy phát triển, cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2025 và đạt mức tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ưu tiên bố trí vốn thực hiện chương trình mục tiêu, dự án quan trọng quốc gia

Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ưu tiên bố trí vốn thực hiện chương trình mục tiêu, dự án quan trọng quốc gia

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, chiều 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển trạng thái “xin - cho” sang trạng thái “chủ động” cung cấp dịch vụ công cho người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển trạng thái “xin - cho” sang trạng thái “chủ động” cung cấp dịch vụ công cho người dân

Chiều 6/2, chủ trì Phiên họp lần thứ 10 trực tuyến toàn quốc của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Uỷ ban), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban yêu cầu, đến tháng 6/2025, tất cả lãnh đạo bộ, ngành và lãnh đạo UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số; đến cuối năm 2025, tất cả cán bộ, công chức cấp xã, huyện, tỉnh phải xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Giang, sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang)

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang)

Trong chuyến công tác tại Hà Giang, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sau

Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sau

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2025; triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP; xây dựng kịch bản tăng trưởng của các địa phương; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, công tác trọng tâm thời gian tới; và một số vấn đề quan trọng khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương

Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng ở Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương).

Trao quyết định phê chuẩn bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ

Trao quyết định phê chuẩn bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ

Ngày 3/2, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2021-2026 của Thủ tướng Chính phủ đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Thốt Nốt.