Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm trên trâu, bò. Để chủ động phòng trị và giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, xin chia sẻ với đồng bào chăn nuôi một số đặc điểm nhận biết và cách phòng trị như sau:
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1814/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030.
Ngày 9/9, ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Lâm Đồng cho biết, Chi cục đang tiếp tục thống kê số trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục trong tỉnh, nhưng đến nay ước tính có hơn 1.000 con trâu, bò bị mắc bệnh.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở các xã, thị trấn trong toàn tỉnh với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng.
Ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thú y và thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên cho biết, dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò tại địa phương đã được khống chế, hiện không phát sinh thêm trâu, bò mắc bệnh.
Trước tình hình bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng, UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.
Chi cục Thú ý tỉnh Hà Giang vừa thông tin, từ ngày 24 - 27/7, trên địa bàn tỉnh Hà Giang phát sinh gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục với hơn 1.200 con ở 45 xã thuộc 5 huyện. Tổng số trâu, bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục của tỉnh hiện là hơn 6.000 con. Trước diễn biến của dịch viêm da nổi cục ở trâu, bò đang ngày càng phức tạp, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, tỉnh Hà Giang đã tiến hành tiêm vaccine cho hơn 70% đàn trâu, bò.
Ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục tại huyện Krông Nô và Đắk Glong. Hiện ngành chức năng đang phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp chống dịch.
Những ngày gần đây, nắng nóng đã khiến bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò có xu hướng lây lan mạnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Bên cạnh đó, việc thiếu thuốc thú y, trang thiết bị phòng chống dịch bệnh còn hạn chế đã khiến cho loại dịch bệnh này khó kiểm soát.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, tính đến 17 giờ ngày 10/6, toàn tỉnh đã ghi nhận 185 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục; trong đó, lực lượng chức năng đã tiêu hủy 6 con, tiếp tục chăm sóc các con nhiễm bệnh còn lại. Đáng chú ý, dịch bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp và ngành thú y đang tập trung phối hợp với các địa phương xuất hiện bệnh để thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 505 hộ chăn nuôi ở 82 thôn, 24 xã thuộc 6 huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn, làm tổng số 682 con trâu, bò mắc bệnh.
Lâu nay thịt trâu, bò vẫn là thực phẩm thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của người dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tâm lý e ngại dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, người tiêu dùng Hà Tĩnh đang "kiêng" thịt trâu, bò.
Trong hai ngày 25 - 26/12, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang tổ chức tiêm thí điểm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại hai xã Niêm Sơn và Khâu Vai, thuộc huyện Mèo Vạc.
Theo Báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng, tính đến ngày 3/11 toàn tỉnh Cao Bằng đã có trên 140 con trâu bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục ở 6 xã của huyện Hạ Lang và xã Dân Chủ, huyện Hòa An.