Hiện nay, nước mặn đã bao trùm toàn bộ khu vực tỉnh Bến Tre ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân, nhất là vùng sản xuất cây giống và trồng cây ăn trái của huyện Chợ Lách (Bến Tre). Để ứng phó trước diễn biến gay gắt, khốc liệt của hạn mặn, người dân Chợ Lách đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất.
Mỗi ngày, hơn 30.000 sản phẩm cây giống của anh Đặng Văn Oanh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách (Bến Tre) cần hơn 30 m3 nước để tưới với chi phí hơn 3 triệu đồng/ngày.
Theo anh Oanh, do năm nay nước mặn xâm nhập nhanh và kéo dài, cho nên các mương vườn không thể trữ nước được. Anh Oanh cho đào hố lót bạt thể tích hơn 100 m3 để trữ nước, đồng thời thuê sà lan chở nước ngọt từ thượng nguồn về tưới cho cây.
Anh Oanh phân tích, nguồn cây giống hiện nay đang rất cần nhiều nước để tưới, để khi mùa mưa xuống cây đảm bảo chất lượng đưa đến người trồng. Nếu không đủ nước ngọt để tưới thiệt hại sẽ rất lớn. Vì giá trị vườn cây giống hơn 2 tỷ đồng, nhà vườn không bỏ ra vài trăm triệu mua nước ngọt để chăm sóc cây, thì xem như thua lỗ.
Anh Oanh chia sẻ, do ảnh hưởng đợt hạn mặn lịch sử 2016, người dân làm cây giống bị thiệt hại rất nhiều, bản thân anh Oanh bị thiệt hại do cây giống bị chết. Vì vậy hiện nay người dân chủ động hơn trong sản xuất, chủ động trữ nước ngọt, hoặc chở nguồn nước ngọt từ nơi khác về.
Anh Nguyễn Văn Năm xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho hay, trước nguy cơ ảnh hưởng do hạn mặn kéo dài, anh Năm mua 3 túi trữ nước ngọt, trữ được hơn 50 m3 nước. Sản phẩm túi trữ nước mới có trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại thiết thực cho người dân. Túi trữ không bị bốc hơi nước, có thể cơ động đặt được nhiều nơi, giá thành rẻ thích hợp cho nhà vườn làm cây giống.
Theo anh Năm, người dân chủ động hơn trong theo dõi nguồn nước để có kế hoạch trữ nước hiệu quả, không còn lúng túng, bị động như trước đây. Với chủ động nguồn nước ngọt để tưới cho cây, hơn 10.000 cây sầu riêng giống của gia đình anh Năm sẽ đảm bảo cung ứng ra thị trường khi mùa mưa đến.
Không riêng các hộ trồng cây giống, các hộ dân trồng cây ăn trái đặc sản tại Chợ Lách như: sầu riêng, chôm chôm… người dân chủ động tích trữ nước ngọt để đảm bảo cho cây vượt qua mùa hạn mặn. Chị Nguyễn Thị Hoa, xã Phú Phụng cho biết, năm đầu tiên khu vực xã Phú Phụng bị nước mặn xâm nhập, nhưng có sự chủ động nên 6.000 m2 đất trồng cây sầu riêng của gia đình vẫn có nước ngọt để tưới cho cây.
Theo chị Hoa, từ đầu năm 2020, chị Hoa chủ động đắp đập tại các mương vườn trữ nước ngọt. Bên cạnh đó, chị Hoa ngừng cho trái đợt này, để cây sầu riêng tập trung giữ sức vượt qua hạn mặn. Chị Hoa chia sẻ, kéo dài thời vụ cho trái để cây tránh gặp nước mặn, nếu hạn mặn kéo dài không đủ nước ngọt để tưới cây sẽ mất sức tới lúc đó khó phục hồi cho cây sầu riêng sau này.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Phạm Anh Linh cho hay, toàn huyện có hơn 8.000 ha diện tích trồng cây ăn trái; trong đó, có hơn 5.000 ha cây ăn trái đặc sản (Sầu Riêng, Chôm Chôm), sản lượng hơn 110.000 tấn trái cây/năm và hơn 1.000 ha sản xuất cây giống, do đó nguy cơ thiệt hại do hạn mặn gây ra rất lớn.
Theo ông Phạm Anh Linh, trước nguy cơ ảnh hưởng hạn mặn đến đời sống, sản xuất của người dân, huyện Chợ Lách triển khai nhiều giải pháp ứng phó với hạn mặn. Theo đó, ngành chức năng huyện tổ chức hệ thống đo độ mặn trên toàn huyện, đo hàng ngày, hàng giờ, theo con nước thủy triều để thông báo cho người dân có kế hoạch trữ nước.
Bên cạnh đó, ngành chức năng vận hành hệ thống thủy lợi nội đồng, hệ thống đê bao với hơn 1.000 cống nhỏ ngăn nước mặn, trữ nước ngọt phục vụ cho người dân sản xuất. Ngoài ra, huyện Chợ Lách kêu gọi người dân, chủ động hơn trong trữ nước để phục vụ sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiệt hại như trước đây.
Theo anh Oanh, do năm nay nước mặn xâm nhập nhanh và kéo dài, cho nên các mương vườn không thể trữ nước được. Anh Oanh cho đào hố lót bạt thể tích hơn 100 m3 để trữ nước, đồng thời thuê sà lan chở nước ngọt từ thượng nguồn về tưới cho cây.
Anh Oanh phân tích, nguồn cây giống hiện nay đang rất cần nhiều nước để tưới, để khi mùa mưa xuống cây đảm bảo chất lượng đưa đến người trồng. Nếu không đủ nước ngọt để tưới thiệt hại sẽ rất lớn. Vì giá trị vườn cây giống hơn 2 tỷ đồng, nhà vườn không bỏ ra vài trăm triệu mua nước ngọt để chăm sóc cây, thì xem như thua lỗ.
Anh Oanh chia sẻ, do ảnh hưởng đợt hạn mặn lịch sử 2016, người dân làm cây giống bị thiệt hại rất nhiều, bản thân anh Oanh bị thiệt hại do cây giống bị chết. Vì vậy hiện nay người dân chủ động hơn trong sản xuất, chủ động trữ nước ngọt, hoặc chở nguồn nước ngọt từ nơi khác về.
Mô hình hồ nổi trự nước ngọt trên cạn của ông Đặng Văn Oanh, chủ cơ sở sản xuất cây giống Sáu Oanh ở xã Long Thới, huyện Chợ Lách (Bến Tre). Ảnh: Công Trí - TTXVN |
Anh Nguyễn Văn Năm xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho hay, trước nguy cơ ảnh hưởng do hạn mặn kéo dài, anh Năm mua 3 túi trữ nước ngọt, trữ được hơn 50 m3 nước. Sản phẩm túi trữ nước mới có trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại thiết thực cho người dân. Túi trữ không bị bốc hơi nước, có thể cơ động đặt được nhiều nơi, giá thành rẻ thích hợp cho nhà vườn làm cây giống.
Theo anh Năm, người dân chủ động hơn trong theo dõi nguồn nước để có kế hoạch trữ nước hiệu quả, không còn lúng túng, bị động như trước đây. Với chủ động nguồn nước ngọt để tưới cho cây, hơn 10.000 cây sầu riêng giống của gia đình anh Năm sẽ đảm bảo cung ứng ra thị trường khi mùa mưa đến.
Không riêng các hộ trồng cây giống, các hộ dân trồng cây ăn trái đặc sản tại Chợ Lách như: sầu riêng, chôm chôm… người dân chủ động tích trữ nước ngọt để đảm bảo cho cây vượt qua mùa hạn mặn. Chị Nguyễn Thị Hoa, xã Phú Phụng cho biết, năm đầu tiên khu vực xã Phú Phụng bị nước mặn xâm nhập, nhưng có sự chủ động nên 6.000 m2 đất trồng cây sầu riêng của gia đình vẫn có nước ngọt để tưới cho cây.
Nhà vườn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trữ nước ngọt bằng túi chứa nước. Ảnh: Công Trí – TTXVN |
Theo chị Hoa, từ đầu năm 2020, chị Hoa chủ động đắp đập tại các mương vườn trữ nước ngọt. Bên cạnh đó, chị Hoa ngừng cho trái đợt này, để cây sầu riêng tập trung giữ sức vượt qua hạn mặn. Chị Hoa chia sẻ, kéo dài thời vụ cho trái để cây tránh gặp nước mặn, nếu hạn mặn kéo dài không đủ nước ngọt để tưới cây sẽ mất sức tới lúc đó khó phục hồi cho cây sầu riêng sau này.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Phạm Anh Linh cho hay, toàn huyện có hơn 8.000 ha diện tích trồng cây ăn trái; trong đó, có hơn 5.000 ha cây ăn trái đặc sản (Sầu Riêng, Chôm Chôm), sản lượng hơn 110.000 tấn trái cây/năm và hơn 1.000 ha sản xuất cây giống, do đó nguy cơ thiệt hại do hạn mặn gây ra rất lớn.
Theo ông Phạm Anh Linh, trước nguy cơ ảnh hưởng hạn mặn đến đời sống, sản xuất của người dân, huyện Chợ Lách triển khai nhiều giải pháp ứng phó với hạn mặn. Theo đó, ngành chức năng huyện tổ chức hệ thống đo độ mặn trên toàn huyện, đo hàng ngày, hàng giờ, theo con nước thủy triều để thông báo cho người dân có kế hoạch trữ nước.
Bên cạnh đó, ngành chức năng vận hành hệ thống thủy lợi nội đồng, hệ thống đê bao với hơn 1.000 cống nhỏ ngăn nước mặn, trữ nước ngọt phục vụ cho người dân sản xuất. Ngoài ra, huyện Chợ Lách kêu gọi người dân, chủ động hơn trong trữ nước để phục vụ sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiệt hại như trước đây.
Huỳnh Phúc Hậu
(TTXVN)