Chiều 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.
Chương trình hỗ trợ cây, con giống hàng năm của tỉnh Bình Phước cho hộ đồng bào dân tộc thiếu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách được xem là giải pháp trao “cần câu” giúp người dân giảm bớt chi phí, nâng cao ý thức trong lao động, sản xuất, từng bước phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hiện nay, tại nhiều địa phương ở tỉnh Bình Phước đang có nhu cầu cao sử dụng cây giống sầu riêng để trồng mới. Tuy nhiên, trong những ngày cuối tháng 6 nguồn cung lại ít đi, sầu riêng giống khan hiếm tại nhiều vựa bán cây giống. Giá bán cây giống cũng tăng lên từ 10.000 - 30.000 đồng/cây.
Trưa 24/6, tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Kon Tum) cùng lực lượng chức năng Công an tỉnh Kon Tum và các phòng ban huyện Tu Mơ Rông tổ chức tiêu hủy 148 cây sâm giống 1 năm tuổi giả Ngọc Linh. Số cây trên là tang vật trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán 150 cây giống Sâm Ngọc Linh giả (có 2 cây bị chết).
Năng suất, chất lượng rừng trồng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cây giống, tuy nhiên theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định, việc đầu tư xây dựng nguồn giống có chất lượng phục vụ trồng rừng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống... trên địa bàn tỉnh còn còn tồn tại nhiều hạn chế cần nhanh chóng tháo gỡ.
Tỉnh Bến Tre vừa triển khai Đề án phát triển cây giống và hoa kiểng Chợ Lách mang tầm Quốc gia, với tổng kinh phí đầu tư gần 85 tỷ đồng. Qua đó, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ về định hướng đầu tư và sản xuất cho nghề sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, hoa kiểng, nhanh chóng tạo ra các giống cây trồng, hoa kiểng mới, có giá trị kinh tế cao, góp phần hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập và góp phần cải thiện đời sống người dân, giúp họ thoát nghèo một cách bền vững.
Hiện nay, nước mặn đã bao trùm toàn bộ khu vực tỉnh Bến Tre ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân, nhất là vùng sản xuất cây giống và trồng cây ăn trái của huyện Chợ Lách (Bến Tre). Để ứng phó trước diễn biến gay gắt, khốc liệt của hạn mặn, người dân Chợ Lách đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất.
Những năm gần đây, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều nhà vườn tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã chuyển đổi sang sản xuất cây giống cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, người dân áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất cây giống, cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và từng bước đưa Chợ Lách trở thành nơi sản xuất cây giống lớn nhất cả nước.
Dừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm, sinh sống tại vùng nước lợ. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.
Với 12.000m2 nhà lưới chuyên sản xuất cây giống, rau màu, mỗi năm gia đình ông Lưu Văn Nhanh, ấp Phú An B, xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thu nhập gần 3 tỷ đồng. Hơn 15 năm qua, cơ sở ươm cây giống Út Nay của gia đình ông Nhanh tạo được uy tín, cung cấp giống cây rau màu cho người dân trong và ngoài tỉnh.