Biểu diễn tiết mục nghệ thuật “Mùa bông điên điển” của người Chăm An Giang. Ảnh: Phạm Cường |
Với chủ đề "Bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm gắn với phát triển du lịch", ngày hội thu hút sự tham gia của gần 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên đến từ 9 tỉnh, thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Nam Bộ, nơi có đông người Chăm sinh sống.
Nghệ nhân người Chăm Phú Yên trình diễn dệt thổ cẩm. Ảnh: Phạm Cường |
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trao Bằng di tích Quốc gia đặc biệt đối với Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn. Đây là di tích thuộc nền văn hóa Champa có niên đại từ thế kỷ XI ở thành phố Tuy Hòa. Ảnh: Phạm Cường |
Ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống; Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm; Văn hóa ẩm thực; Lễ hội dân gian… Qua 5 lần tổ chức, ngày hội thực sự trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, là nơi để đồng bào dân tộc Chăm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ văn hóa truyền thống...
Ngày hội thu hút sự tham gia của gần 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên đến từ 9 tỉnh, thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ảnh: Phạm Cường |
Giới thiệu trang phục của đồng bào Chăm An Giang. Ảnh: Phạm Cường |
Xuân Triệu – Phạm Cường
Báo in tháng 9/2019