Lớp học tại trường Tiểu học Lơ Pang (Mang Yang, Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp-TTXVN

Gia Lai: Tìm phương án giải quyết việc dạy và học theo mô hình bán trú

Mô hình học bán trú bậc mầm non, tiểu học tại Gia Lai đang được triển khai thuận lợi bỗng dưng “đứt gánh giữa đường” do phải thực hiện theo Công văn số 260/SGDĐT-KHTC của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai. Từ đó, việc học bán trú của các em học sinh bị tạm dừng khiến nhiều phụ huynh nhốn nháo tìm phương án đưa đón con, sắp xếp thời gian để vừa đảm bảo giờ giấc công việc và học hành của con cái.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để học sinh cùng tham gia nhằm vận động học sinh tích cực đến trường. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Nghệ An nỗ lực không để học sinh bỏ học sau Tết

Tại tỉnh Nghệ An, tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt là vào thời điểm sau Tết Nguyên đán diễn ra nhiều năm nay ở các trường học thuộc các huyện miền núi cao. Đối tượng chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân chính là các em nghỉ học để lập gia đình, đi làm, một số đối tượng nghỉ học do hoàn cảnh gia đình, học yếu và không thích đi học. Trước tình hình đó, các trường học trên địa bàn miền núi của tỉnh Nghệ An đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, vừa động viên học sinh, vừa tạo không khí vui tươi để các em thêm gắn bó và yêu trường, lớp.
Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Co Mạ phải thuê phòng trọ để ở. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Học sinh bán trú vùng cao còn nhiều khó khăn về chỗ ở

Tại một số địa bàn vùng cao của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, các trường học tổ chức theo mô hình bán trú vẫn còn gặp nhiều khó khăn về bố trí chỗ ở cho học sinh. Nguyên nhân do các trường học này chưa được đầu tư đầy đủ các phòng ở bán trú.
Bữa ăn của học sinh ttrường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Ta Gia. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh vùng cao Than Uyên

Những năm gần đây, các trường học bán trú trên địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai hiệu quả mô hình nông trại trường học nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Mô hình trường bán trú - điểm tựa cho học sinh vùng cao

Mô hình trường bán trú - điểm tựa cho học sinh vùng cao

Mô hình Trường phổ thông dân tộc bán trú, Trung học cơ sở được triển khai tại các huyện của tỉnh Cao Bằng từ năm 2012. Với mô hình này, học sinh ở các trường bán trú được chăm lo một cách toàn diện nhất. Tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp và chất lượng giáo dục vùng cao được nâng lên rõ rệt. Những ngôi trường bán trú đã trở thành điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó khăn của tỉnh.
Hiệu quả mô hình trường học bán trú Sín Chéng ở vùng cao Si Ma Cai

Hiệu quả mô hình trường học bán trú Sín Chéng ở vùng cao Si Ma Cai

Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai nói chung và huyện Si Ma Cai nói riêng đã nỗ lực vượt khó để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. Tại Si Ma Cai, nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp đặc thù của địa phương đã được phát huy, nhờ đó tỷ lệ học sinh chuyên cần tăng, số học sinh bỏ học giữa chừng giảm mạnh.
Hiệu quả mô hình trường học bán trú ở vùng cao Sơn La

Hiệu quả mô hình trường học bán trú ở vùng cao Sơn La

Mô hình trường học, bếp ăn bán trú được triển khai tại các trường học ở vùng cao của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La từ năm 2011 đến nay đã từng bước phát huy hiệu quả. Nhờ có mô hình này, các học sinh vùng cao vùng sâu, vùng xa yên tâm đến trường bởi các em sẽ ở lại trường và được chăm lo bữa ăn hằng ngày.
Ở trường bán trú thích hơn ở nhà

Ở trường bán trú thích hơn ở nhà

Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú được thực hiện từ năm học 2010 - 2011 giống như một “luồng gió mới” tạo chuyển biến quan trọng cho giáo dục vùng cao.
Ai quản mô hình “bán trú vệ tinh”?

Ai quản mô hình “bán trú vệ tinh”?

Trong lúc các trường công lập chưa giải quyết được tình trạng quá tải thì mô hình “bán trú vệ tinh” nở rộ đã đáp ứng phần nào nhu cầu của phụ huynh tìm chỗ học tập, sinh hoạt cho con em ngoài giờ học chính thức ở trường. Tuy nhiên, vẫn chưa có hành lang pháp lý nào cho mô hình này.