Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Lào Cai đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong những ngày đầu Xuân năm mới. Đến với vùng biên cương Tổ quốc, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm độc đáo khi tham dự các lễ hội Xuân, cùng đồng bào hòa mình vào không khí rộn ràng mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Lễ hội xuống đồng (Roóng Poọc) của người dân tộc Giáy ở xã Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát là một điểm nhấn văn hóa đã được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, hàm chứa ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc.

Khởi công xây nhà “Mảnh ghép nhà yêu thương” cho bà Phạm Thị Gái. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Phát huy vai trò của dòng họ, bản, làng trong giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt, thời gian qua, Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều chương trình, phong trào nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ này, trong đó có phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Sau hơn 2 năm triển khai, phong trào đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên toàn tỉnh; giúp Thừa Thiên - Huế tiến gần hơn với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng Bằng khen cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín tại chương trình. Ảnh: TTXVN phát

Thường trực Ban Bí thư: Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Tối 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.

Đèn năng lượng mặt trời được lắp đặt tại đầu cầu trên quốc lộ 48C qua bản Mét (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông qua lại mỗi khi đêm về. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Bản làng đổi mới từ chính sách hỗ trợ vùng đệm

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống - vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An (được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới năm 2007) có diện tích gần 46.500 ha. Triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn đã hỗ trợ đầu tư cho nhiều bản vùng đệm với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn, bản/năm. Khoản kinh phí này được dân bản sử dụng để đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất hoặc hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng. Trong đó, nhiều bản đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Qua thời gian vận hành, sử dụng, dự án thắp sáng bản làng bằng đèn năng lượng mặt trời càng phát huy hiệu quả khi mang lại niềm vui cho dân bản, tạo tiền đề cho bản làng phát triển hơn.

Bên dòng Nậm Luông yên bình ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) là những bản làng trù phú của người Tày. Ảnh: Hương Thu

Những bản làng trù phú trên vùng đất cách mạng Nghĩa Đô

Nghĩa Đô là vùng đất cách mạng, nơi quân và dân Nghĩa Đô mở cuộc tấn công và bức địch rút quân khỏi đồn Nghĩa Đô vào ngày 23/2/1950, đánh dấu sự kiện huyện Bảo Yên (Lào Cai) sạch bóng quân thù. Phát huy truyền thống ấy, các thế hệ nơi đây đã đoàn kết, đồng lòng xây dựng cuộc sống mới. Bên dòng Nậm Luông yên bình hôm nay là những bản làng người Tày trù phú với màu xanh của sự ấm no, đủ đầy…

Anh Nguyễn Khang Dũng hướng dẫn người dân trong xã về chăm sóc cây ăn quả. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Nguyễn Khang Dũng - Người xây dựng "Con đường nhân ái" khắp các bản làng

Dù không sinh ra và lớn lên ở bản Ta Cơn - bản người Thái nằm ở phía Tây đèo Ta Cơn (thuộc xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), nhưng từ lâu người dân nơi đây đã xem anh Nguyễn Khang Dũng là người con của bản. Nhiều năm qua, anh Dũng luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương, không chỉ làm tròn trách nhiệm của đảng viên mà còn lan tỏa những hành động đẹp, nhân văn.
Ngoài điện lưới quốc gia, người Rơ Măm ở làng Le còn có điện năng lượng mặt trời để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Ảnh: Khoa Chương

Ngày mới trên bản làng của người Rơ Măm

Là một trong 5 dân tộc ít người nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Rơ Măm cư trú chủ yếu tại tỉnh Kon Tum. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của đồng bào, diện mạo bản làng Rơ Măm nay khác xưa nhiều. Người Rơ Măm đã ổn canh, ổn cư, tập trung phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo…
Một góc khu tái định cư bản Dao Xuân Thắng. Ảnh: baophutho.vn

Sắc Xuân trên bản người Dao Xuân Thắng

Xuân đang về trên khắp đất trời. Người người chào Xuân với những mong ước, kỳ vọng vào măm mới tốt lành, yên ấm. Tại bản người Dao Xuân Thắng, ở xã vùng cao Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, sắc Xuân đã ngập tràn khắp bản làng, người người rộn ràng chuẩn bị đón Tết.
Với 7.000m2 ao nuôi các loại cá truyền thống, mỗi năm gia đình ông Hải xuất bán hơn 1 tấn cá thương phẩm, mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Cựu chiến binh Đèo Văn Hải chung sức xây dựng bản làng giàu đẹp

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ "Thương binh tàn nhưng không phế", ông Đèo Văn Hải, sinh năm 1965, là thương binh hạng 3/4 ở bản Nang Phai, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, đã vượt lên thương tật, phát huy tiềm năng, lợi thế của gia đình, đào ao thả cá, trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao.
Lào Cai: Khi các bản làng trở thành nơi đáng sống

Lào Cai: Khi các bản làng trở thành nơi đáng sống

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lào Cai đang dần biến các bản làng vốn heo hút trước đây trở thành nơi đáng sống với khí hậu trong lành, ôn hòa, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, người dân thân thiện, hạ tầng ngày càng phát triển và hoàn thiện. Sau 8 năm đồng hành, "bộ đôi" này đã tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Lào Cai. Chương trình nông thôn mới tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Ngược lại, việc phát triển du lịch cộng đồng đã đóng góp thiết thực vào các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, là động lực thúc đẩy cho việc thực hiện phong trào nông thôn mới với tốc độ nhanh, bền vững.
Hoa mận khoe sắc giữa núi rừng Tây Bắc

Hoa mận khoe sắc giữa núi rừng Tây Bắc

Cứ mỗi độ xuân về, rừng núi Sơn La như lại được khoác lên mình những tấm áo mới khi muôn loài hoa trong đại ngàn thi nhau khoe sắc, nổi bật nhất trong những ngày này chính là những vườn hoa mận đang nở hoa trắng khắp các vạt núi, triền đồi, trong các bản làng của người dân các dân tộc.
Ngọt ngào hương cốm nơi rẻo cao

Ngọt ngào hương cốm nơi rẻo cao

Từ cánh đồng Mường Lò cho tới những cung ruộng bậc thang Mù Cang Chải, màu xanh của lúa đã bắt đầu ngả sang một màu vàng óng ả, Tây Bắc đã vào mùa lúa chín. Dưới chân đèo Khau Phạ, lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang Nà Loóng, Pom Ban, Bản Côm, Púng Xổm... của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn hay ở các bản Lìm Mông, Lìm Thái của xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã cắt gần xong, người dân đang hối hả giã cốm để đón chào Tuần Văn hóa Du lịch Mường Lò và Lễ hội Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải.
Má A Nủ, một thanh niên người Mông sáng tạo

Má A Nủ, một thanh niên người Mông sáng tạo

Anh Má A Nủ, người dân tộc Mông, chủ nhân của Giải thưởng Lương Định Của năm 2015 do Trung ương Đoàn trao tặng, tuy mới ngoài 20 tuổi nhưng đã là Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Mông Cát Cát ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai).