Trước thực tế khó khăn này, bằng tấm lòng và tinh thần thiện nguyện, với phương trâm “chung tay vì giáo dục vùng cao”, Hội Canh thân 1980 Việt Nam đã ủng hộ số tiền 350 triệu đồng để xây dựng ngôi trường mầm non kiên cố với các công trình phụ trợ khác nhằm giúp cô và trò Trường Mầm non bản Hẹ có thêm động lực gieo chữ, vươn lên trong sự nghiệp trồng người.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, Ban quản trị Hội Canh thân 1980 Việt Nam cho biết: Sau Lễ khởi công ngày 29/7 vừa qua, khoảng một tháng nữa, trường Mầm non bản Hẹ rộng hơn 7m, dài hơn 15m với quy mô 3 phòng học cùng các công trình phụ trợ khác như bể nước, nhà vệ sinh, sân chơi láng nền sạch sẽ… được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Cũng theo chị Thủy, một lần lên Điện Biên, có việc đi về Xá Nhè tình cờ đi qua bản Hẹ, nhìn thấy ngôi trường và người dân ở đây rất nghèo, chị thấy cần làm việc gì đó để giúp người dân cũng như các cháu nhỏ ở vùng cao này. Xuất phát từ ý nghĩ đó, khi kết thúc chuyến đi trở về Hà Nội, chị đã kêu gọi thành viên trong Hội cùng chung tay giúp đỡ, quyên góp để xây dựng ngôi trường mầm non trên nền vị trí ngôi trường cũ, để các cháu có phòng học kiên cố, sạch đẹp, hạn chế được những yếu tố khắc nghiệp của thời tiết vùng núi cao như mưa giông, giá rét; đồng thời tạo được môi trường học tập ấm áp, thân thiện với đầy đủ các tiêu chí cơ bản của ngôi trường mầm non.
Anh Sùng A Tủa ở bản Hẹ vui mừng cho biết: Người dân chúng tôi vui lắm vì được các anh, chị hảo tâm xây dựng trường học mới, để các cháu có nơi học tập.
Theo ông Mùa A Chính, Trưởng bản Hẹ, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên: Bản Hẹ là một trong 15 thôn, bản của xã Xá Nhè. Bản có 84 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo của bản là 77 hộ, còn lại là cận nghèo. Bao năm qua, đời sống kinh tế của bà con dân tộc Mông nơi đây chủ yếu là trồng ngô, làm nương. Trong bản vẫn còn khoảng 30 hộ dân chưa được sử nguồn điện lưới quốc gia để thắp sáng. Điểm trường Mầm non bản Hẹ được xây dựng sẽ tạo điều kiện cho các cháu đi học gần hơn, đi lại dễ dàng và thuận lợi hơn. Các cháu sẽ có điều kiện học tập, tương lai sau này sẽ tốt hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Lâm, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non bản Hẹ cho biết: Đặc thù giáo dục vùng cao nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, chính vì vậy cơ sở vật chất là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của xã nhà. Khi có cơ sở vật chất tốt, các cháu sẽ có điều kiện học tập chu đáo hơn và đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn sẽ có nhận thức tốt hơn, càng tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Là 1 trong 8 điểm trường mầm non trên toàn xã, điểm trường Mầm non bản Hẹ được xây dựng từ năm 2008. Những năm đầu hoạt động, điểm trường này chỉ có khoảng 20 cháu, tập trung ở độ tuổi mẫu giáo lớn (từ 5 đến 6 tuổi) ra lớp, theo học cái chữ. Qua gần 10 năm, số lượng các cháu theo học ở trường tăng dần. Trong năm học tới, điểm trường sẽ đón khoảng 100 học sinh, gồm có 4 lớp.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, Ban Quản trị Hội Canh thân 1980 Việt Nam cho biết: Sau khi xây dựng xong ngôi trường này, mình và các thành viên trong Hội sẽ khảo sát thêm một số điểm bản khác để lên kế hoạch, tiếp tục thực hiện những hoạt động thiện nguyện theo đúng mong muốn giúp các cháu ở vùng cao, vùng khó khăn trên cả nước có động lực đến lớp, đến trường.
Đối với vùng cao huyện Tủa Chùa nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung, còn rất nhiều điểm trường mầm non khó khăn. Việc chia sẻ nhưng khó khăn đó rất cần được cả xã hội quan tâm và sự chung tay của những nhà hảo tâm, giúp các em có được cơ hội tiếp bước đến trường, học tập vì ngày mai tươi sáng hơn./.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, Ban quản trị Hội Canh thân 1980 Việt Nam cho biết: Sau Lễ khởi công ngày 29/7 vừa qua, khoảng một tháng nữa, trường Mầm non bản Hẹ rộng hơn 7m, dài hơn 15m với quy mô 3 phòng học cùng các công trình phụ trợ khác như bể nước, nhà vệ sinh, sân chơi láng nền sạch sẽ… được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Trường Mầm non bản Hẹ đang được đầu tư xây dựng bằng những tấm lòng thiện nguyện. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN |
Anh Sùng A Tủa ở bản Hẹ vui mừng cho biết: Người dân chúng tôi vui lắm vì được các anh, chị hảo tâm xây dựng trường học mới, để các cháu có nơi học tập.
Theo ông Mùa A Chính, Trưởng bản Hẹ, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên: Bản Hẹ là một trong 15 thôn, bản của xã Xá Nhè. Bản có 84 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo của bản là 77 hộ, còn lại là cận nghèo. Bao năm qua, đời sống kinh tế của bà con dân tộc Mông nơi đây chủ yếu là trồng ngô, làm nương. Trong bản vẫn còn khoảng 30 hộ dân chưa được sử nguồn điện lưới quốc gia để thắp sáng. Điểm trường Mầm non bản Hẹ được xây dựng sẽ tạo điều kiện cho các cháu đi học gần hơn, đi lại dễ dàng và thuận lợi hơn. Các cháu sẽ có điều kiện học tập, tương lai sau này sẽ tốt hơn.
Quà tặng từ Hội Canh thân 1980 Việt Nam tặng giáo viên và học sinh trường mầm non. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN |
Là 1 trong 8 điểm trường mầm non trên toàn xã, điểm trường Mầm non bản Hẹ được xây dựng từ năm 2008. Những năm đầu hoạt động, điểm trường này chỉ có khoảng 20 cháu, tập trung ở độ tuổi mẫu giáo lớn (từ 5 đến 6 tuổi) ra lớp, theo học cái chữ. Qua gần 10 năm, số lượng các cháu theo học ở trường tăng dần. Trong năm học tới, điểm trường sẽ đón khoảng 100 học sinh, gồm có 4 lớp.
Hội Canh thân 1980 Việt Nam tặng quà cho giáo viên và học sinh trường mầm non. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN |
Đối với vùng cao huyện Tủa Chùa nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung, còn rất nhiều điểm trường mầm non khó khăn. Việc chia sẻ nhưng khó khăn đó rất cần được cả xã hội quan tâm và sự chung tay của những nhà hảo tâm, giúp các em có được cơ hội tiếp bước đến trường, học tập vì ngày mai tươi sáng hơn./.
Tuấn Anh - Xuân Tiến