Dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh và sở, ngành của 16 tỉnh trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cùng nhiều nhà chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Quân Trang-TTXVN |
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Trung ương, sự chủ động, sáng tạo nắm bắt cơ hội, cố gắng vươn lên của hệ thống chính trị và đồng bào dân tộc các địa phương trong vùng, kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và các địa phương trong vùng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; qua đó đã phát huy được nội lực của vùng, thu hút mạnh các nguồn lực để tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Có thể nói Nghị quyết 37-NQ/TW đã đi vào cuộc sống và tạo ra một diện mạo mới cho các địa phương trong vùng; hầu hết các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đã cơ bản đã được hoàn thành. Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Văn Bình cho rằng, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Quy mô kinh tế còn nhỏ, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác hết hoặc vận hành chưa phù hợp; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phần lớn các địa phương chậm; cơ cấu kinh tế vùng chỉ là phép cộng cơ học của các địa phương, chưa mang dấu ấn vùng.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và các địa phương trong vùng đã đạt được một số thành tựu như: Tốc độ tăng GDP toàn vùng tăng bình quân giai đoạn 2004 - 2018 đạt 10%; GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 44,86 triệu đồng/người, gấp gần 12,9 lần so với 2004. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại; đã phát huy được nội lực của vùng, thu hút mạnh các nguồn lực để tập trung đầu tư vào khu vực. An ninh – chính trị ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao… Có 9/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết 37- NQ/TW đề ra; có 1/12 chỉ tiêu khả năng đạt được vào 2020; còn 2/12 chỉ tiêu chưa hoàn thành.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quân Trang-TTXVN |
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào những điểm cốt lõi nhằm phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như: Thể chế liên kết, điều phối phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng; định hướng chính sách trong vấn đề giảm nghèo của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; những đột phá trong bối cảnh mới để phát triển du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ chế, chính sách huy động và phân bổ các nguồn lực cho kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng để phát triển kinh tế cửa khẩu…
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW đánh giá cao những ý kiến tham luận tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. Các ý kiến tại Hội thảo đã làm sâu sắc hơn về những kết quả trong triển khai chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời gian qua; chỉ rõ những hạn chế, bất cập, những điểm “nghẽn” về chính sách để thu hút nguồn lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng về du lịch, nông nghiệp, kinh tế cửa khẩu…; những vấn đề nổi lên trong phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương về giải quyết khó khăn, vướng mắc thời gian qua.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị, trong thời gian tới, phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi Bắc Bộ phải phù hợp với các chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững; lấy kết cấu hạ tầng giao thông là đột phá; nông nghiệp, công nghiệp chế biến và du lịch là nền tảng; bảo vệ an ninh sinh thái và quốc phòng an ninh là then chốt; hướng tới hình thành không gian kinh tế vùng; dựa vào nội lực là chính nhưng nguồn đầu tư của Trung ương vẫn đóng vai trò quan trọng để dẫn dắt và khai thông các nguồn lực tại chỗ. Cùng với đó, phải đặc biệt coi trọng nhiệm vụ bảo vệ an ninh sinh thái và quốc phòng an ninh; khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên; giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh sinh thái và đảm bảo quốc phòng an ninh, giữa khai thác tài nguyên và giữ gìn cảnh quan để phát triển du lịch; giữa nâng cao chất lượng lao động, ổn định dân cư và di dân tự do; giữa phát triển kinh tế biên mậu với tăng cường quốc phòng, an ninh. Những ý kiến, đề xuất tại Hội thảo sẽ được Tổ Biên tập tổng hợp, đưa vào Báo cáo tổng kết Nghị quyết 37- NQ/TW, đảm bảo phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra, báo cáo Ban Chỉ đạo trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW đánh giá cao những ý kiến tham luận tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. Các ý kiến tại Hội thảo đã làm sâu sắc hơn về những kết quả trong triển khai chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời gian qua; chỉ rõ những hạn chế, bất cập, những điểm “nghẽn” về chính sách để thu hút nguồn lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng về du lịch, nông nghiệp, kinh tế cửa khẩu…; những vấn đề nổi lên trong phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương về giải quyết khó khăn, vướng mắc thời gian qua.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị, trong thời gian tới, phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi Bắc Bộ phải phù hợp với các chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững; lấy kết cấu hạ tầng giao thông là đột phá; nông nghiệp, công nghiệp chế biến và du lịch là nền tảng; bảo vệ an ninh sinh thái và quốc phòng an ninh là then chốt; hướng tới hình thành không gian kinh tế vùng; dựa vào nội lực là chính nhưng nguồn đầu tư của Trung ương vẫn đóng vai trò quan trọng để dẫn dắt và khai thông các nguồn lực tại chỗ. Cùng với đó, phải đặc biệt coi trọng nhiệm vụ bảo vệ an ninh sinh thái và quốc phòng an ninh; khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên; giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh sinh thái và đảm bảo quốc phòng an ninh, giữa khai thác tài nguyên và giữ gìn cảnh quan để phát triển du lịch; giữa nâng cao chất lượng lao động, ổn định dân cư và di dân tự do; giữa phát triển kinh tế biên mậu với tăng cường quốc phòng, an ninh. Những ý kiến, đề xuất tại Hội thảo sẽ được Tổ Biên tập tổng hợp, đưa vào Báo cáo tổng kết Nghị quyết 37- NQ/TW, đảm bảo phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra, báo cáo Ban Chỉ đạo trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thu Hằng