Ông Trần Văn Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu nhận định, công tác dân vận quan trọng nhất là ở cấp cơ sở. Cán bộ làm công tác dân vận ở cấp này cần phải gần dân, sâu sát, hiểu dân, nắm bắt, xử lý và phản ánh kịp thời những bức xúc của dân. Cần củng cố, phát huy vai trò mặt trận, đoàn thể trong công tác dân vận để tạo sự đều khắp, khí thế, sức lan tỏa. Trong công tác xây dựng lực lượng làm công tác dân vận, bà Phạm Thị Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng cần chọn đối tượng để xây dựng lực lượng nòng cốt ở cơ sở, không cần phát triển nhiều. Bên cạnh đó, cần chọn nội dung sát thực, phù hợp với tình hình địa phương, ở từng thời điểm để triển khai.
Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Quốc Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Hồ Chí Minh), nói đến dân là nói đến cơ sở và cơ sở là nơi khởi nguồn của các Nghị quyết, cũng là nơi Nghị quyết trở về. Vì vậy, công tác dân vận phải có trong tất cả các Nghị quyết.
Bên cạnh 10 tham luận chuyên sâu, đã có nhiều ý kiến trực tiếp tại hội thảo nêu ra những giải pháp, cách làm hay, bài học kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương, đơn vị để các đại biểu học tập, vận dụng và triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.