78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường

78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường

Ngày 2/9, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023 với chủ đề “Hội Mông trên rẻo cao” được khai mạc tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Chương trình là dịp chào mừng 78 năm Quốc khánh 2/9. Ngày hội diễn ra đến hết ngày 3/9.

78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 1Tiết mục văn nghệ tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Xã Tả Lèng là nơi sinh sống tập trung của người Mông ở huyện Tam Đường. Nơi đây có những thửa ruộng bậc thang vào loại đẹp nhất Lai Châu; là nơi hội tụ những văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mông và ngày càng phát triển, lan tỏa. Tả Lèng đang là mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang vàng ánh, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp thu hút du khách gần xa; những bản Mông nằm chen lẫn ruộng bậc thang tạo nên cảnh sắc say đắm lòng người

Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách đã đổ về xã Tả Lèng để vui hội. Các cô gái Mông xinh xắn trong trang phục truyền thống sặc sỡ, đính trang sức bạc lấp lánh khiến cho nhiều du khách thích thú.

78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 2Quang cảnh Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 3Các cô gái Mông trong trang phục truyền thống đi chơi hội. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 4Phụ nữ Mông với trang phục truyền thống đi chơi hội. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Ngày hội diễn ra rất nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Thi giã bánh giày; các trò chơi dân gian; màn đồng diễn khèn Mông liên thế hệ với hàng trăm nghệ nhân, diễn viên tham gia; thưởng thức ẩm thực mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông; tham gia chương trình giao lưu văn nghệ “Chợ tình gặp em”… Du khách được chiêm ngưỡng, tham quan, chụp hình với ruộng bậc thang mùa lúa chín. Đặc biệt, người dân và du khách được "mãn nhãn" với giải đua ngựa truyền thống của người Mông.

78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 5Trang trí hoa văn trên vải để may váy của phụ nữ Mông. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Chị Phạm Thị Thủy, du khách đến từ Hà Nội cho biết, nghe thông tin từ bạn bè, biết được có ngày hội văn hóa dân tộc Mông được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn nên chị Thủy chọn Lai Châu làm điểm đến ở kỳ nghỉ này. Được tận mắt chứng kiến, hòa chung vào văn hóa bản địa ở đây là trải nghiệm thật mới lạ. Ruộng bậc thang ở đây rất đẹp cũng rất đáng để trải nghiệm, chị Thủy chia sẻ.

78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 6Đồng diễn khèn Mông. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 7Phần thi nấu xôi. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 8Trẻ em người Mông chơi vui cùng chiếc bập bênh trong ngày hội. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 9Phần thi giã bánh dày. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
78 năm Quốc khánh 2/9: Đặc sắc văn hóa dân tộc Mông ở Tam Đường ảnh 10Du khách chụp hình trên cánh đồng ruộng bậc thang tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023 ở Tả Lèng. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết, huyện Tam Đường là nơi có đa số người Mông sinh sống. Thông qua Ngày hội, huyện muốn quảng bá cho du khách và người dân biết đến Tà Lèng, nơi du lịch cộng đồng với nhiều nét văn hóa, sinh hoạt đậm chất truyền thống của người Mông. Bên cạnh đó, huyện cũng mong muốn thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vào du lịch của Tà Lèng nói riêng và huyện Tam Đường nói chung, giúp người dân có nhiều sinh kế, đời sống tốt hơn.

Lai Châu là vùng đất biên giới có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tập trung nguồn lực, chính sách đặc thù đầu tư về cơ sở hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục… nên đời sống, kinh tế của đồng bào các dân tộc có nhiều thay đổi tích cực. Nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở Lai Châu đã thoát nghèo. Cộng đồng các dân tộc ở Lai Châu vững vàng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước cùng nhau bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc.

Nguyễn Oanh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm