75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị

Hàng ngàn hoa đăng rực sáng trên dòng sông Thạch Hãn trong lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Hàng ngàn hoa đăng rực sáng trên dòng sông Thạch Hãn trong lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022), tối 24/7, tại Quảng Trị, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình”.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; cùng lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh, bệnh binh, người có công, thân nhân gia đình liệt sĩ và đông đảo người dân.

75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị ảnh 1Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Trương Thị Mai bày tỏ xúc động tưởng nhớ và tri ân sâu sắc đến các thế hệ đi trước, các Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, hòa bình cho đất nước, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022) cũng là kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (1972 – 2022). Biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc ở tuổi mười tám, đôi mươi đã gác lại ước mơ hoài bão, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã anh dũng ngã xuống giành lấy từng mét vuông đất ở Thành cổ Quảng Trị. Những địa danh như cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Tà Cơn, Dốc Miếu, Khe Sanh… mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc. Nằm lại trên mảnh đất Quảng Trị là 60.000 liệt sỹ ở 72 nghĩa trang; xương máu các anh, chị đã hòa vào lòng sông Thạch Hãn, hòa vào lòng đất mẹ. Các anh các chị đã anh dũng hy sinh hiến dâng tuổi thanh xuân cho quê hương đất nước.

75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị ảnh 2Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai dâng hương tại Đài tưởng niệm Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng căn dặn “ăn quả nhớ người trồng cây”. Hôm nay chúng ta phải nhớ đến các Anh hùng liệt sỹ. 75 năm qua nhiều chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đã được ban hành; chính sách người có công cách mạng là chính sách tôn vinh, là chính sách hàng đầu của Đảng, nhà nước. Nhiều hoạt động thiết thực đã hỗ trợ giúp đỡ cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công mang lại tình cảm ấm áp, sự sẻ chia, lòng biết ơn góp phần phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nêu cao tinh thần yêu nước nghĩa đồng bào, mang ý nghĩa sâu sắc đến thế hệ trẻ Việt Nam.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ cả nước nhiều năm qua đã luôn quan tâm giữ gìn bồi đắp, tiếp nối truyền thống thế hệ đi trước. Nhiều hoạt động tri ân người có công của tuổi trẻ để lại tình cảm tốt đẹp được Đảng, nhà nước, xã hội và người có công ghi nhận, đánh giá cao. Khát vọng tuổi trẻ ngày nay là tiếp bước cha anh xây dựng đất nước giàu mạnh phồn vinh.

75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị ảnh 3Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và các vị lãnh đạo, người dân đã đến Bến Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn thành kính tri ân, cầu nguyện tới các Anh hùng, liệt sĩ đang yên nghỉ dưới dòng sông Thạch Hãn trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị ảnh 4
75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị ảnh 5Hàng ngàn hoa đăng rực sáng trên dòng sông Thạch Hãn trong lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: Sau chiến tranh Quảng Trị đã vươn lên mạnh mẽ, đã hồi sinh có nhiều kết quả rất đáng trân trọng tích cực. Đồng chí chúc mừng tỉnh Quảng Trị đã đạt những kết quả, thành tích trong nhiều năm qua, chúc cho cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt hơn, nhất là cuộc sống của người có công.

Chương trình được tổ chức tại Quảng trường Giải phóng kết nối với không gian sân khấu Tháp chuông Thành cổ Quảng Trị, Bến thả hoa sông Thạch Hãn. Chương trình diễn ra với 3 chương chính gồm: Máu và hoa; Máu và hòa bình; Khúc thanh ca. Thông qua các tiết mục hát, múa, lời bình nghệ thuật; đồ họa màn hình và phóng sự tài liệu chương trình đã làm sống dậy một thời kỳ lịch sử rất đỗi hào hùng của dân tộc ta.

75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị ảnh 6Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại chương trình. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN

Với hình tượng chủ đạo xuyên suốt là “Dòng sông ước vọng”, chương trình đã dẫn dắt cảm xúc người xem ở các cung bậc cảm xúc khác nhau như: Hình ảnh dòng sông năm xưa chở những ước mơ hoài bão của thế hệ cha ông đang tuổi đôi mươi sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Các anh đã ngã xuống trên mảnh đất này, dùng giọt máu đào đỏ tươi để viết nên những khúc tráng ca bất tử cho ngày độc lập, tự do của đất nước. Dòng sông hôm nay chở những khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân tộc và ước vọng hòa bình cho toàn nhân loại không còn chia lìa, mất mát khổ đau.

Điều này được thể hiện bởi “màu hòa bình” mang đậm khí phách “hồn cốt” của người Việt Nam trong gian khổ hy sinh, mất mát nhưng vẫn kiên cường đoàn kết chung tay xây dựng cuộc sống mới trên những chiến trường ác liệt năm xưa. Khát vọng hòa bình hôm nay của một dân tộc đã chịu nhiều đau thương, mất mát được thể hiện qua hình ảnh của sức trẻ dựng xây quê hương làm theo lời Bác Hồ kính yêu. Tất cả đã được thể hiện ở dòng sông linh thiêng với mạch chảy của sự sống, sinh sôi, đổi thay đã kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai trong một “Khát vọng hòa bình” xuyên suốt.

75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” trên vùng đất thiêng Quảng Trị ảnh 7Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình” tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Ảnh: Hoàng Hiếu – TTXVN

Chương trình được tổ chức nhằm tôn vinh những chiến công bất tử, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của cha ông ta. Qua đó đưa khán giả cùng nhau ngược dòng thời gian chiêm nghiệm về quá khứ để trân trọng giá trị của hòa bình trên mảnh đất thiêng Quảng Trị ngày hôm nay. Chương trình cũng góp phần truyền tải thông điệp hòa bình đến người dân trong nước và quốc tế.

Nhân dịp đến tỉnh Quảng Trị dự Lễ thắp nến tri ân Anh hùng liệt sỹ cấp quốc gia và Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hòa bình”, đồng chí Trương Thị Mai đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm và tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9.

Nguyên Lý - Thanh Thủy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cổ phục thuần Việt tưng bừng phố Xuân

Cổ phục thuần Việt tưng bừng phố Xuân

Chương trình Tết Việt - Tết Phố đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 400 người mặc cổ phục. Đây là sự kiện văn hóa thường niên do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ đình Làng Việt tổ chức vào mỗi dịp “Tết đến, Xuân về”.

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm xuân vui

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm xuân vui

Năm 2025 ghi dấu nhiều sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước. Với tinh thần ấy, “Tết với đồng bào 2025” sẽ hòa niềm vui chung của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc, của lòng tự hào là con Lạc cháu Rồng, với những mong muốn, khát khao làm rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Chương trình phát sóng 7 giờ trên kênh VTV1 và 9 giờ 30 phút trên kênh VTV5 ngày 29/1 (tức mùng 1 Tết Ất Tỵ).

Độc đáo phong tục treo vỏ sam của ngư dân miền biển

Độc đáo phong tục treo vỏ sam của ngư dân miền biển

Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20km đường bờ biển với 6 xã, thị trấn, ven biển, bãi ngang. Gắn bó với môi trường biển gần 100 năm qua, người dân ở nhiều xã vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, tín ngưỡng thể hiện đậm nét văn hóa của cư dân miền biển như: tục nhúng giã, nghi thức mở cửa biển, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư…

Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương mang dấu ấn cá tính nghệ sĩ

Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương mang dấu ấn cá tính nghệ sĩ

Ngày 17/1, Lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương đã diễn ra tại Hải Dương. Sự kiện do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai và Trung tâm nghệ thuật Thành Đông Babeeni (Tập đoàn Babeeni) phối hợp tổ chức.

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Ngày 16/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã trao 16 bộ chiêng và các loại nhạc cụ (T’rưng, Đing Pah, chiêng tre, đàn bầu, sáo trúc, đàn nhị, sáo lỗ…), 69 đàn tính cùng 358 bộ trang phục truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’nông, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia Rai… cho 33 câu lạc bộ, đội văn nghệ của 14 huyện, thị xã, thành phố.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế góp phần từng bước lấy lại diện mạo của Kinh đô xưa. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch di sản của thành phố.

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn Năm 2024.

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, UBND huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào, đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống, nhà rông luôn được đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nhằm phát huy các giá trị truyền thống, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025. Đây là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức, thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).