74 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Để góp phần tri ân các gia đình liệt sỹ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi và tặng quà cho thương bệnh binh tại Trung tâm nuôi dưỡng bệnh binh nặng và Điều dưỡng Người có công tỉnh Hà Nam. Ảnh: Thống Nhất -TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi và tặng quà cho thương bệnh binh tại Trung tâm nuôi dưỡng bệnh binh nặng và Điều dưỡng Người có công tỉnh Hà Nam. Ảnh: Thống Nhất -TTXVN

Bốn cuộc chiến tranh trong hơn 40 năm chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đã tạc vào lịch sử dân tộc những mốc son chói lọi. Nhưng có cuộc chiến tranh nào không mất mát, đau thương. Đất nước được độc lập, non sông liền một dải, biên cương cũng im tiếng súng, nhưng hàng vạn liệt sỹ vẫn chưa được tìm thấy hài cốt, chưa xác định được danh tính. Vẫn còn đó niềm mong muốn khắc khoải, được đưa những người con đã anh dũng hy sinh, trở về quê hương, đoàn tụ với gia đình, đồng đội, để được tri ân, để góp phần vợi bớt nỗi đau của các gia đình liệt sỹ.

74 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ: Để góp phần tri ân các gia đình liệt sỹ ảnh 1

Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021), chiều 23/7/2021, tại xã Liêm Cần huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và tặng quà cho thương bệnh binh tại Trung tâm nuôi dưỡng bệnh binh nặng và Điều dưỡng Người có công tỉnh Hà Nam. Ảnh: Thống Nhất -TTXVN

Chưa vợi nỗi đau

Đất nước thống nhất đã 46 năm, nhưng bà Bùi Thị Long, ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, vẫn mong ngóng tin về hài cốt của ba người con trai đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Day dứt trong bà là nỗi niềm muốn nhìn thấy "nhúm ruột" của mình được quy tập về quê nhà trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Vì độc lập, vì tự do, người con trai thứ của bà là Quách Văn Quang hy sinh tại đảo Mê, vị trí tiền tiêu trên hướng biển của miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Người con nuôi là Bùi Văn Tiếp hy sinh tại chiến trường hạ Lào trong một trận đánh khi mở đường máu để các đồng đội được an toàn thoát ra. Và năm 1979, người con út Quách Văn Minh hy sinh tại chiến trường Campuchia.

Ba lần nhận giấy chứng tử của các anh là ba lần bà Bùi Thị Long chết lặng. Nỗi đau quá lớn tưởng như không thể gượng dậy được. Nhưng những an ủi của 4 người con còn lại, của bà con làng xóm, của những người đồng chí khiến bà cố gượng dậy. Mừng vui đến trào nước mắt ngày non sông thống nhất, nơi biên cương cũng im tiếng súng và khát vọng đất nước hòa bình, thịnh vượng được thực hiện, chỉ có điều bà Bùi Thị Long vẫn day dứt nỗi lòng người mẹ khi chưa thực hiện được ước nguyện đưa con về quê hương…

Cũng hơn bốn mươi năm nay, ông Dương Hùng Hải, ở ngõ 205 phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội- em trai của liệt sỹ Dương Hùng Phong vẫn khắc khoải mong muốn đưa hài cốt anh trai mình trở về. Nhắc tới chuyện hơn hai mươi năm ròng rã tìm kiếm hài cốt anh, ông Hải thở dài rồi cho hay: "Điều mong mỏi nhất của gia đình chúng tôi là đưa được anh tôi về. Mẹ tôi đã hơn 100 tuổi rồi. Ước nguyện lớn nhất của bà là tìm thấy anh".

Cầm tấm bằng Tổ quốc ghi công "Liệt sĩ Dương Hùng Phong, Hạ sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên quán: Xã Văn Bình, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Sơn Bình; đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, ngày 19 tháng 3 năm 1968", ông Dương Hùng Hải buồn buồn nói: "Ngoài tin báo tử thì gia đình không có một manh mối dù nhỏ nhất về việc anh Phong hy sinh ở đâu, trong hoàn cảnh nào và tại đơn vị nào. Chúng tôi cũng không có bất kỳ chứng cứ, thông tin nào phục vụ cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ".

Mong muốn khắc khoải của bà Bùi Thị Long và ông Dương Hùng Hải cũng là nỗi niềm của hàng vạn gia đình liệt sỹ trên khắp đất nước. Tổ quốc im tiếng súng đã hơn bốn mươi năm nay, nhưng vẫn còn biết bao câu chuyện về những người mẹ đợi con, người vợ chờ chồng, những đứa con thơ chờ cha năm nào nay đã thành ông, thành bà, có nguyện vọng tìm mộ người thân. "Di chứng" của chiến tranh đang day dứt, âm ỉ. Cả nước có gần 1,2 triệu liệt sỹ; gần 200 nghìn liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt; gần 300 nghìn hài cốt liệt sỹ chưa xác định được danh tính, hàng triệu thương, bệnh binh mang trên mình thương tích, bệnh tật. Nhiều thân nhân liệt sỹ vẫn từng ngày, từng giờ mong mỏi tìm được mộ phần của người thân.

Uống nước nhớ nguồn

Suốt 74 năm qua, nhất là hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và tổ chức toàn dân tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, toàn dân chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Việc tìm kiếm, quy tập hài cốt các chiến sĩ hy sinh là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1237/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ (Ban chỉ đạo 515), thời gian qua, cả nước đã tập trung đẩy mạnh tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ trong nước và ngoài nước; trọng tâm là địa bàn trong nước, khu vực trọng điểm có nhiều hài cốt liệt sỹ; triển khai Dự án rà phá bom mìn, vật cản nổ để tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và các địa bàn trọng điểm còn nhiều hài cốt liệt sỹ. Đồng thời, triển khai vận hành trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu ADN, đẩy nhanh tiến độ xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin; mở rộng hợp tác quốc tế về tìm kiếm quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ với các nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Năm 2019, cả nước đã tìm kiếm, quy tập được 1.625 hài cốt liệt sỹ, trong đó ở trong nước là 591 hài cốt liệt sỹ, ở Lào là 239 hài cốt liệt sỹ, ở Campuchia là 795 hài cốt liệt sỹ; trả lại tên cho 617 liệt sỹ. Năm 2020, cả nước tiếp tục tìm kiếm, quy tập được hơn 1.500 hài cốt liệt sỹ; trả lại tên cho 147 liệt sỹ bằng phương pháp thực chứng, bằng phương pháp giám định ADN cho 74 liệt sỹ. Đồng thời, hàng trăm nghìn hồ sơ, danh sách liệt sỹ được các đơn vị, địa phương rà soát, bổ sung, hoàn thiện, nhập dữ liệu. Hiện tại, trên 40 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành kết luận địa bàn cấp tỉnh, hơn 20 tỉnh, thành phố lập được bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ ở ba cấp…

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với 369 liệt sỹ; tiếp nhận 1.544 mẫu để giám định ADN gồm 928 mẫu lưu, 399 mẫu hài cốt liệt sỹ và 217 mẫu thân nhân liệt sỹ để bàn giao cho các đơn vị giám định thực hiện…

Thực tế cũng cho thấy, dù đã đạt được mục tiêu đề ra, mang lại ý nghĩa chính trị sâu sắc nhưng việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đang ngày càng khó khăn, gian khổ. Bởi lẽ, chiến tranh ác liệt, kéo dài, đến nay hồ sơ, danh sách liệt sỹ quản lý, lưu trữ không đầy đủ, thiếu nhiều yếu tố, nhất là thông tin nơi chôn cất ban đầu liệt sỹ; địa hình, địa vật, địa danh trước đây thay đổi nhiều; các nhân chứng trực tiếp đã mất hoặc không còn nhớ chính xác thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ nên việc xác minh, thu thập thông tin để lập được bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ rất khó khăn. Chính vì vậy mà chiến tranh đã qua đi hàng chục năm, song vẫn còn nhiều hài cốt liệt sĩ đang nằm lại tại các chiến trường xưa, trong rừng sâu, núi thẳm.

Nhưng "uống nước nhớ nguồn", như khẳng định của Thượng tướng Lê Chiêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Dù gặp nhiều khó khăn, song các cấp, ngành, địa phương, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở đã tích cực chung tay thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ, qua đó thể hiện sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ, đáp ứng một phần nguyện vọng của gia đình liệt sỹ và nhân dân trong cả nước; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Quân đội, ổn định tình hình chính trị, xã hội ở địa phương.

Hạnh Quỳnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 16/3/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuống cấp, hư hỏng. Việc này ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã quyết định triển khai xây dựng Dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn hồ đập.

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành hơn 2.670 nhà (trong đó xây mới gần 1.840 căn, sửa chữa hơn 830 căn). Hiện nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.800 căn nhà cần được sửa chữa, xây dựng mới. Để giúp người nghèo, khó khăn có mái ấm kiên cố, địa phương đang thực hiện các giải pháp với mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 14/3/2025: Phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội trời tiếp tục nồm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng và đêm có sương mù, trời lạnh và tiếp tục duy trì trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn làm độ ẩm trong không khí cao và gây nồm tại khu vực này. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Chiều 13/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức họp 2 Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hoạt động nhằm tập trung bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Chiều 13/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” và các nhà hảo tâm trao 290 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho học sinh là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại Vùng 4, Lữ đoàn 189, Lữ đoàn 954, Trung đoàn 196 và Nhà máy X52.

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Ngày 13/3, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ khánh thành và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót nhằm hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 13/3/2025: Bắc Bộ sáng mưa nhỏ, trưa hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, Bắc Bộ ấm hơn nhưng sáng sớm còn mưa, ngày hửng nắng; Hà Nội tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm. Nam Bộ ngày nắng nhưng chiều tối vài nơi có mưa dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngày 12/3, ngư dân Lê Văn Hội (sinh năm 1991, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, trong lúc hành nghề khai thác hải sản trên biển, anh và các thuyền viên khác đã phát hiện, giải cứu và thả cá thể đồi mồi dứa quý hiếm về lại đại dương an toàn.

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai hiện là một trong 10 địa phương đang có lộ trình, kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tốt nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát với con số rất lớn: 3.493 nhà. Các địa phương đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khởi công trong thời gian sớm nhất.

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông, chiều tối 11/3, tại nhiều huyện phía Nam của tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Đây là hiện tượng thời tiết hiếm gặp trong bối cảnh Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang vào cao điểm khô hạn.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 12/3/2025: Bắc Bộ tăng nhiệt, duy trì độ ẩm cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 11/3 khu vực tỉnh Kon Tum và Đắk Nông đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 60mm. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi (Kon Tum); thị xã Gia Nghĩa, Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk Glong (Đắk Nông).