Hòa Bình là tỉnh nằm trung tâm trên trục giữa các tỉnh Tây Bắc nối với thành phố Hà Nội, với điều kiện địa lý thuận lợi, là điều kiện tốt cho sản xuất nông sản, thủy sản sạch tiêu thụ trên thị trường Hà Nội.
Trong những năm qua, công tác chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển biến rõ nét. Nhiều mô hình sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành. Các giống cây trồng mới, chất lượng cao, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến được ứng dụng rộng rãi, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, phát huy lợi thế của địa phương như: Vùng cam tại huyện Cao Phong, vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, vùng nuôi cá lồng trên hồ thủy điện, vùng trồng rau hữu cơ.
Các vùng sản xuất nông sản hàng hóa cho sản lượng lớn, ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần giữ ổn định tốc độ tăng trưởng của ngành hàng năm đạt trên 4%.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Tạ Văn Tường, PGĐ Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết Hà Nội có dân số gần 10 triệu người và nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm rất cao, nhất là những nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và có thể truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, Hòa Bình có nhiều đặc sản địa phương rất được ưa chuộng trên thị trường Hà Nội như cam Cao Phong, gà đồi Lạc Sơn, cá sông Đà, bưởi đỏ Tân Lạc...
Chính vì vậy, Hòa Bình cần khai thác tốt hơn thị trường Hà Nội, xúc tiến nhiều hoạt động để đưa sản phẩm đến với thị trường này. Đây cũng chính là “cửa ngõ” thuận lợi để đưa đặc sản địa phương đến với các thị trường khác như các tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu. Đồng thời cần kết nối sản xuất – tiêu thụ nông sản để một mặt thúc đẩy sản xuất, mặt khác cung ứng ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Để làm được điều đó, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo các kênh kết nối hiệu quả để liên kết người sản xuất với doanh nghiệp, nhà phân phối. Đặc biệt, cần tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy sự hợp tác giao thương.
Ông Tường cho rằng, hiện nay, thị trường đòi hỏi các sản phẩm phải có thương hiệu, được sản xuất theo chuỗi giá trị nên Hòa Bình cần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, đồng thời hỗ trợ người sản xuất xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh khi đưa sản phẩm ra thị trường lớn.
Ông Vương Đắc Hùng, PGĐ Sở NN&PTNT Hòa Bình cũng đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội, đầu mối là Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hà Nội tiếp tục giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nổi bật của tỉnh Hòa Bình tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh của tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm trên địa bàn Hà Nội, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng của thành phố, giới thiệu các nhà đầu tư của Hà Nội tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tỉnh Hòa Bình để tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã có buổi thảo luận, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, bài học trong quá trình thúc đẩy sản phẩm, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị phần của đơn vị; những thuận lợi, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nông sản các tỉnh...
Ngoài ra, các doanh nghiệp và HTX đã ký kết 10 biên bản thỏa thuận hợp tác cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm: cam Cao Phong, cam Mường Động, bưởi đỏ Tân Lạc, rau su su Quyết Chiến, thịt lợn bản địa, cá tôm Sông Đà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...
Toàn cảnh Hội nghị |
Ông Vương Đắc Hùng PGĐ Sở NN&PTNT Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị |
Trong những năm qua, công tác chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển biến rõ nét. Nhiều mô hình sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành. Các giống cây trồng mới, chất lượng cao, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến được ứng dụng rộng rãi, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, phát huy lợi thế của địa phương như: Vùng cam tại huyện Cao Phong, vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, vùng nuôi cá lồng trên hồ thủy điện, vùng trồng rau hữu cơ.
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội phát biểu tại Hội nghị |
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT Hòa Bình thăm quan gian hàng rau sạch |
Các vùng sản xuất nông sản hàng hóa cho sản lượng lớn, ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần giữ ổn định tốc độ tăng trưởng của ngành hàng năm đạt trên 4%.
Đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày của các doanh nghiệp, HTX |
Lãnh đạo Sở NN & PTNT Hòa Bình thăm gian hàng bưởi đỏ Tân Lạc |
Lãnh đạo Sở NN & PTNT Hà Nội thăm gian hàng giò chả sạch |
Chính vì vậy, Hòa Bình cần khai thác tốt hơn thị trường Hà Nội, xúc tiến nhiều hoạt động để đưa sản phẩm đến với thị trường này. Đây cũng chính là “cửa ngõ” thuận lợi để đưa đặc sản địa phương đến với các thị trường khác như các tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu. Đồng thời cần kết nối sản xuất – tiêu thụ nông sản để một mặt thúc đẩy sản xuất, mặt khác cung ứng ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Để làm được điều đó, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo các kênh kết nối hiệu quả để liên kết người sản xuất với doanh nghiệp, nhà phân phối. Đặc biệt, cần tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy sự hợp tác giao thương.
Các sản phẩm đều có tem truy xuất nguồn gốc và giấy kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
Ông Tường cho rằng, hiện nay, thị trường đòi hỏi các sản phẩm phải có thương hiệu, được sản xuất theo chuỗi giá trị nên Hòa Bình cần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, đồng thời hỗ trợ người sản xuất xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh khi đưa sản phẩm ra thị trường lớn.
Đại diện Công ty Cổ phần Nhất Nam chia sẻ ý kiến tại Hội nghị |
Ông Vương Đắc Hùng, PGĐ Sở NN&PTNT Hòa Bình cũng đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội, đầu mối là Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hà Nội tiếp tục giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nổi bật của tỉnh Hòa Bình tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh của tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm trên địa bàn Hà Nội, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng của thành phố, giới thiệu các nhà đầu tư của Hà Nội tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tỉnh Hòa Bình để tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Đại diện Công ty Cổ phần Sói biển Trung thực đóng góp ý kiến tại Hội nghị |
Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp, HTX |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã có buổi thảo luận, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, bài học trong quá trình thúc đẩy sản phẩm, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị phần của đơn vị; những thuận lợi, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nông sản các tỉnh...
Có 10 biên bản thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Hội nghị |
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội nghị |
Ngoài ra, các doanh nghiệp và HTX đã ký kết 10 biên bản thỏa thuận hợp tác cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm: cam Cao Phong, cam Mường Động, bưởi đỏ Tân Lạc, rau su su Quyết Chiến, thịt lợn bản địa, cá tôm Sông Đà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...
Anh Đào