Tiền Giang thu hoạch lúa Đông Xuân. Ảnh: Minh Trí - TTXVN |
Điều này giúp đổi mới diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổng diện tích canh tác được áp dụng các biện pháp canh tác lúa bền vững lên đến trên 7.600 ha. Cùng với chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa bền vững, dự án VnSAT cũng tiếp tục triển khai những hoạt động hỗ trợ quan trọng như: hỗ trợ kiện toàn cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các tổ chức tín dụng và hợp tác xã trong khuôn khổ dự án, hoạt động truyền thông; đào tạo, hội thảo; các hoạt động phụ trợ khác… nhằm giúp phát triển ngành trồng lúa tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ mới. Tổng kinh phí hoạt động trong năm 2018 của toàn dự án lên đến trên 52 tỷ đồng. Dự án VnSAT có tổng vốn đầu tư trên 15,3 triệu USD, tương đương trên 329 tỷ đồng; trong đó vốn ODA trên 9 triệu USD - khoảng hơn 195 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh trên 3 triệu USD - tương đương 65 tỷ đồng, còn lại là vốn tư nhân đóng góp. Thời gian triển khai thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020 trên địa bàn 3 huyện thị vùng ngập lũ phía tây của tỉnh là Cai Lậy, Cái Bè và thị xã Cai Lậy với tổng cộng trên 41.000 hộ nông dân hưởng lợi. Tổng diện tích vùng dự án trên 27.000 ha. Mục tiêu của dự án là thông qua những nỗ lực chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững để giúp tăng lợi nhuận ròng trên mỗi ha đất trồng lúa đạt 30% trở lên; diện tích canh tác lúa gạo bền vững theo hợp đồng với doanh nghiệp nông nghiệp đạt 5.000 ha,… Từ khi triển khai đến nay, dự án đã mở 344 lớp đào tạo 6 ngày về mô hình 3G3T tăng cho 13.250 nông dân tham dự trên diện tích canh tác 11.329 ha; mở 98 lớp đào tạo 3 ngày về 1P5G cho 3.784 nông dân tham gia với diện tích canh tác 2.871 ha. Cùng đó, trong khuôn khổ dự án cũng có nhiều hoạt động phong phú khác như: đào tạo nâng cao cho các tổ chức nông dân; hỗ trợ cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị cho các hợp tác xã,…
Minh Trí