Luật An ninh mạng góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng

Luật An ninh mạng góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng
Nhiều ý kiến tham gia đóng góp xây dựng Luật An ninh mạng. Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN
Nhiều ý kiến tham gia đóng góp xây dựng Luật An ninh mạng.
Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN

Không cản trở hoạt động kinh doanh doanh nghiệp

Cần khẳng định rằng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng, mà thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh… Luật An ninh mạng chỉ điều chỉnh nếu các dịch vụ trên không gian mạng do các doanh nghiệp này bị sử dụng vào mục đích vi phạm phạm luật.

Cụ thể, Khoản 8 Điều 16 quy định: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng phải phối hợp với cơ quan chức năng xử lý các thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đây là những thông tin vi phạm pháp luật, quốc gia nào cũng xử lý.

Khoản 3 Điều 19 quy định: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng phải phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng để ngăn chặn, loại trừ hành vi tấn công mạng. Đây là hoạt động cần thiết, thuộc về trách nhiệm, không liên quan tới hoạt động kinh doanh.

Điểm b Khoản 2 Điều 21 quy định: Các doanh nghiệp viễn thông, internet, công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.

Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, khi xảy ra tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, các doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp xử lý.

Điều 26 quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong bảo đảm an ninh thông tin mạng.

Khoản 2 Điều 29, quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng trong xử lý các thông tin xâm hại tới trẻ em trên không gian mạng.

Điều 41 quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng trong ngăn chặn xử lý các hành vi tấn công mạng; Cảnh báo khả năng mất an ninh mạng và phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong hoạt động bảo vệ an ninh mạng.

Như vậy, trong 7 quy định liên quan tới trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng, không có quy định nào liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động khởi nghiệp, nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất thiết bị của doanh nghiệp. Ngoại trừ việc phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng và một số trách nhiệm được quy định cụ thể trong Điều 41 liên quan tới cảnh báo, khắc phục, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, các doanh nghiệp không phải chấp hành nghĩa vụ nào khác đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Trước một số ý kiến tuyên truyền xuyên tạc, hướng lái dư luận cho rằng Luật An ninh mạng sẽ gây cản trở cho việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Trung tướng Hoàng Phước Thuận (Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an) khẳng định rằng luật này không có quy định nào quy định về hoạt động thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp, đầu tư, mua bán, hay kinh doanh của doanh nghiệp; luật cũng không quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải có giấy phép con mới được hoạt động.

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Luật An ninh mạng được nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ sở pháp lý để tạo ra sân chơi rất bình đẳng. Không những vậy, nhiều đại diện doanh nghiệp viễn thông, dịch vụ mạng còn nhận định, doanh nghiệp cũng như khách hàng tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi luật An ninh mạng được ban hành.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech cho biết: Từ khi internet có mặt ở Việt Nam, có nhiều vụ can thiệp, tấn công mạng vào các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, được gây ra bởi các "hacker" trong nước cũng như nước ngoài. Với các hành vi như vậy, pháp luật hiện hành thiếu các hành lang pháp lý. Sự ra đời của Luật An ninh mạng giúp xử lý các hành vi xâm nhập, tấn công mạng, bên cạnh đó ông Bình cho rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hành lang pháp lý này.

"Hiện chưa có luật điều chỉnh doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong nhiều năm qua tạo ra sự bất công. Ví dụ như doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam tạo nhiều doanh thu, nhưng lại không có trụ sở tại Việt Nam, không tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, không mang lại nguồn thu từ thuế và ít chịu sử quản lý của cơ quan chức năng. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước trực tiếp tạo công ăn, việc làm cho người lao động, là bị sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng" - Chủ tịch Tập đoàn NextTech phân tích. Do đó, trước hết, Luật sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trên không gian mạng. "Theo đó, các doanh nghiệp trong nước bị quản lý thế nào, doanh nghiệp nước ngoài cũng phải chịu quản lý như vậy" - ông Bình nói.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ internet trong nước, khi các dữ liệu internet được lưu trữ tại Việt Nam, chi phí cho đường truyền sẽ được cắt giảm. Đối với các doanh nghiệp trong nước hoạt động thương mại, quảng cáo trên internet thông qua Facebook, Google, Youtube..., các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải san sẻ nghĩa vụ thuế.

Theo ông Lê Đăng Phong, Ban Khai thác mạng của Tổng Công ty Hạ tầng mạng VNPT-Net, với những quy định của Luật An ninh mạng, khách hàng trong nước sẽ được hưởng lợi khi doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật; đa dạng các loại hình cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ trên không gian mạng.
X.T

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu văn nghệ “Chào năm mới 2024” giữa thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Trung Quốc). Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc (Kế hoạch).

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Thay mặt Ban Chỉ đạo về Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 500 cục và tương đương thuộc bộ, tổng cục; 177 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; 190 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ và các cơ quan trong bộ. Con số này cao hơn so với định hướng Trung ương đặt ra.

Thị xã Vĩnh Châu là địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer. Nhờ triển khai hiệu quả Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), diện mạo thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ngày càng khởi sắc. Ảnh: An Hiếu

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Mẫu: “Sóc Trăng không ngừng chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số…”

Những năm vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án…, tạo nguồn lực quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về nội dung này…

Vùng quê dân tộc Khmer Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Xóa đói giảm nghèo - một bảo đảm thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác này. Đây cũng chính là cơ sở tạo nền tảng vững chắc để khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho rằng, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 5/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1513/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 về việc đặt hàng cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025.

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum là tỉnh có hơn 55% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã phân bổ có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách hướng đến các đối tượng là hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Việc làm này đã tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay vốn trên địa bàn tỉnh, hướng đến phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Thông tin với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày

Ngày 3/12, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã có thông báo chính thức về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Quốc khánh và nghỉ lễ 30/4, ngày Quốc tế Lao động 1/5 trong năm 2025.

Ưu tiên nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk

Ưu tiên nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Lê Văn Lương cho biết, xác định cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực và là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh, hàng năm, ngân hàng xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho ngành hàng cà phê bằng hoặc cao hơn so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung của ngành. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh doanh, thu mua, chế biến cà phê.