Luật An ninh mạng có những quy định nhằm bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu, độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2019.
Luật An ninh mạng mới được Quốc hội thông qua là một trong số những nội dung được cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài quan tâm, nhất là các quy định liên quan đến trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng. Đồng thời, nhiều đại diện cơ quan chức năng, doanh nghiệp đánh giá, Luật An ninh mạng sẽ góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.
Với đa số phiếu tán thành, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng. Đây là lĩnh vực mới, tác động sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội, Luật đã được chuẩn bị và xây dựng kỹ lưỡng, xin ý kiến các cơ quan, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân, trải qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh lý, giải trình, để giải quyết cơ bản những vấn đề đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh mạng trong tình hình hiện nay.
Biến đổi khí hậu, vũ khí hủy diệt hàng loạt, giá dầu lao dốc đã nằm trong số những nguy cơ được xếp hạng trong Báo cáo về những Nguy cơ Toàn cầu năm 2016 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Theo thông tin từ Tập đoàn an ninh mạng nổi tiếng CrowdStrike, trong suốt 3 tuần kể từ khi Washington và Bắc Kinh nhất trí không do thám lẫn nhau vì mục đích thương mại, các tin tặc được cho là có mối liên hệ với Chính quyền Trung Quốc đã tìm cách đột nhập mạng máy tính của ít nhất 7 doanh nghiệp Mỹ.