Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa

Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa

Sản phẩm rau củ quả chất lượng cao của Vĩnh Phúc được người tiêu dùng trong nước quan tâm. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN
Sản phẩm rau củ quả chất lượng cao của Vĩnh Phúc được người tiêu dùng trong nước quan tâm. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN

Theo ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương),  năm 2017, nền kinh tế nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng tiếp tục có những chuyển biến khởi sắc, giá hàng hóa thế giới năm 2017 có diễn biến tăng giảm đan xen. Giá tăng chủ yếu đối với nhóm hàng năng lượng, nông sản và giảm đối với nhóm hàng kim loại (trừ kim loại quý).

Cùng đó, thị trường hàng hóa diễn biến tương đối ổn định và có sự phối hợp điều hành tốt giữa các Bộ, ngành cùng các địa phương. Nhìn chung, trong năm 2017, mặt bằng giá hàng hóa chủ yếu chịu ảnh hưởng của các nhóm hàng do Nhà nước quản lý (phí dịch vụ y tế, giáo dục tăng giá theo lộ trình). Tuy nhiên, do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành nên chỉ tiêu lạm phát vẫn dưới mức Quốc hội giao.

Bằng việc điều hành linh hoạt thị trường, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2017 đã đạt 3.934.186 tỷ đồng, tăng 10,86% so với năm 2016. Trong đó, các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, lưu trú ăn uống, du lịch, văn hóa phẩm giáo dục đều đạt mức tăng khá (10,16 - 11,85%) bởi loại hình du lịch ngày càng phát triển. Ngoài ra, sự phối hợp của các công ty lữ hành mở ra nhiều chương trình du lịch trong và ngoài nước hấp dẫn.

Hơn nữa, sự phục hồi của nền kinh tế là yếu tố quan trọng giúp gia tăng niềm tin và thu nhập cho dân cư. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ năm 2017 tăng 9,46% so với năm 2016 và là mức tăng khá tốt trong một số năm trở lại đây (năm 2016 chỉ tăng 8,33%). CPI bình quân cả năm chỉ tăng 3,53% so với bình quân năm 2016 (dưới mức chỉ tiêu 4% Quốc hội giao).

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2018, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của một số yếu tố như xu hướng tăng giá của nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới từ cuối năm 2017 đẩy sang.

Mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường hơn sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất nông nghiệp và cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Các hàng hóa dịch vụ Nhà nước quản lý giá như điện, y tế, giáo dục… tiếp tục điều chỉnh tăng theo lộ trình. Đặc biệt, mặt hàng giá thực phẩm thấp chính là thách thức lớn cho việc điều hành giá năm 2017 bởi đây là nhóm ngành hàng có tỷ trọng lớn trong CPI. 

Công bố Logo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Công bố Logo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Do vậy, để thúc đẩy thương mại nội địa phát triển, ngành công thương đã, đang tập trung triển khai 71 dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn đến năm 2020.

Trong đó, tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, đặc biệt là các dịp lễ, Tết và dịp cuối năm; xem xét và triển khai các chương trình lớn và có sức lan tỏa nhiều hơn thay vì những chương trình nhỏ, trùng lặp, kinh phí ít.

Bộ Công Thương cũng triển khai các chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa và bình ổn thị trường nhằm tạo nguồn hàng dồi dào và giá cả ổn định cho người tiêu dùng. Không những thế, Bộ còn định hướng cho doanh nghiệp hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung trước hết vào các chuỗi hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường, xã hội.

Ngoài ra, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh. Tập trung các giải pháp quản lý thị trường, chống hàng nhái, hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Đáng lưu ý, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn; hội chợ hàng Việt… để cung cấp đầy đủ hàng hóa, tăng sức mua cho khu vực này, góp phần tăng trưởng thương mại nội địa.

Theo ông Trần Duy Đông, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý cho Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu đến năm 2025 đạt hơn 11 triệu tỷ đồng và năm 2035 đạt gần 44 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên, để ổn định và phát triển thị trường nội địa, Bộ Công Thương kiến nghị các Bộ ngành cần tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường, chủ động và linh hoạt thực hiện các chính sách có liên quan nhằm kiểm soát lạm phát.

Cùng đó, phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm đảm bảo sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội, không thiếu hàng sốt giá.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước, kết hợp với đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu.

Đặc biệt, kiện toàn Tổ điều hành thị trường trong nước, có đề xuất cụ thể để tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện chức năng điều tiết cung cấp các mặt hàng thiết yếu của Nhà nước khi cần thiết.

Hơn nữa, Bộ Công Thương tập trung tổ chức tốt công tác thông tin dự báo để chủ động, bám sát thị trường trong công tác điều hành, đề xuất các giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt các mặt hàng thiết yếu; xử lý nghiêm những hành vi găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại góp phần ổn định thị trường hàng hóa trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Uyên Hương

Có thể bạn quan tâm

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Tiến sĩ, bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư số 57/2024/TT-BYT quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới góp phần làm giảm khoảng 70% lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám, chữa bệnh; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch, tinh gọn, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023.

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, gồm 22 chuẩn, 70 chỉ số thuộc 6 lĩnh vực: thể chất, tình cảm và xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ, tiếp cận với việc học.

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Việt Nam thực thi nhiều chính sách, bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực

Luôn coi con người là trung tâm của mọi chính sách phát triển, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và thực thi pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người toàn diện. Qua nhiều nỗ lực và bước tiến quan trọng, đất nước đạt được thành tựu nổi bật, thể hiện cam kết mạnh mẽ về quyền con người trên mọi lĩnh vực, hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, mười luật sẽ có hiệu lực thi hành, bao gồm: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Đường bộ năm 2024; Luật Thủ đô năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 2023; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024; Luật Đầu tư công năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nhiều quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2025

Nhiều quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, một số quy định mới có lợi cho người dân khi đi khám bệnh bảo hiểm y tế sẽ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo… sẽ được được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu và được bảo hiểm y tế thanh toán 100%; trường hợp bệnh viện không có thuốc, người bệnh bảo hiểm y tế được hoàn tiền khi mua ngoài và một số quy định khác tạo thuận lợi cho người dân có thẻ bảo hiểm y tế...

Tinh gọn bộ máy: Đề xuất nghỉ trước tuổi được trợ cấp hưu trí một lần, không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Tinh gọn bộ máy: Đề xuất nghỉ trước tuổi được trợ cấp hưu trí một lần, không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Người nghỉ hưu trước tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm và được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm. Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ trong dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Dự thảo này vừa được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký trình Chính phủ.

Hàng trăm phụ nữ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

Hàng trăm phụ nữ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

Với bản tính siêng năng, nhạy bén trong lao động, sản xuất, kinh doanh, cùng sự quan tâm tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi, hàng trăm hội viên phụ nữ ở tỉnh Kiên Giang đã cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và khá giả.

Sóc Trăng vận động gần 110 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Sóc Trăng vận động gần 110 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Sóc Trăng cùng với các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm đã tích cực triển khai công tác vận động thực hiện chính sách an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới với tổng giá trị thực hiện đạt gần 110 tỷ đồng.

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Trong tháng 1/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định mới về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú; mức trợ cấp tai nạn lao động; quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm…

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Giao lưu văn nghệ “Chào năm mới 2024” giữa thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Trung Quốc). Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc (Kế hoạch).