Theo khuyến nghị của các chuyên gia nông nghiệp và giới nghiên cứu, để xuất khẩu nông sản trong năm 2024 đạt giá trị cao hơn và thiết lập nhiều kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng chủ lực, ngành hàng nông sản Việt cần tập trung đầu tư nhiều hơn về chế biến sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng được chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp và tạo ra những sản phẩm nổi trội, đem lại giá trị cao hơn.
Mặc dù gặp những khó khăn chung về kinh tế-xã hội, song tỉnh Gia Lai vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu nông sản, với mức gần 700 triệu USD. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ vùng nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm trong nhiều năm qua.
Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước đang tích cực hỗ trợ các địa phương, hợp tác xã và doanh nghiệp trong việc xây dựng mã số vùng trồng, hướng đến phát triển bền vững, tạo giá trị gia tăng cao và phục vụ xuất khẩu đối với nông sản địa phương.
Thời gian qua, Hà Nội đã đầu tư mạnh cho xuất khẩu, trong đó phải nói tới việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là giải pháp căn cơ của Hà Nội nhằm hướng tới xuất khẩu chính ngạch những mặt hàng nông sản chủ lực.
Những năm vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành nhiều vùng nông sản, đặc sản chất lượng cao. Đặc biệt, thành phố đã có một số sản phẩm xuất khẩu, được thị trường quốc tế đón nhận, đánh giá cao như: Nhãn chín muộn xuất khẩu sang Mỹ, Malaysia; gạo Japonica xuất khẩu sang Đức; hoa giống xuất sang Nhật Bản; chuối xuất sang Trung Quốc…
Ngày 2/12, Công ty cổ phần Kim Bôi (Hòa Bình) đã xuất khẩu 28 tấn măng tươi đã qua chế biến sang Hà Lan, đây là thị trường Châu Âu mới có nhiều triển vọng...
Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 9,7 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu ước đạt khoảng 4,3 tỷ USD, giảm 6,7%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Sáng 18/6, tại thành phố Lạng Sơn, UBND tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị xúc tiến, tiêu thụ xuất khẩu nông sản an toàn của địa phương này sang thị trường Trung Quốc.
Tỉnh Quảng Trị đang nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường và tăng giá trị cho sản phẩm.
Năm 2016 là năm đầu tiên ghi nhận việc mặt hàng quả - rau - hoa xuất khẩu đã đạt 2,45 tỷ USD, vượt qua xuất khẩu dầu thô là 2,4 tỷ USD và xuất khẩu gạo là 2,16 tỷ USD.