Cách đây hơn mười năm, vùng đất giồng cát ven biển Thạnh Phong và Thạnh Hải người dân chỉ trồng dưa, sắn, đâu phộng…. Đến khi anh Bùi Văn Muông, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) mang cây xoài tứ quí về trồng mọi người xung quanh thấy lạ, vì nghĩ vùng gió biển làm sao trồng được loại cây này. Với kiên trì chuyển đổi mong tìm loại cây có giá trị kinh tế phù hợp cho vùng đất nơi đây, anh Muông đã thành công với cây xoài tứ quý.
Hiện tại, anh Muông có 2ha trồng xoài tứ quý, thu hoạch mỗi năm 35-40 tấn/ha. Giá bán trung bình 12.000 đồng/kg. Doanh thu mỗi năm hơn 400 triệu, trừ chi phí lời khoảng 250 triệu đồng. Anh Muông cho biết, so với trồng hoa màu thì hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, trồng hoa màu có khi trúng mùa bị mất giá, trúng vụ dưa lại thất vụ sắn. Trồng xoài cho thu nhập ổn định hơn.
Mặt khác, cây xoài tứ quý chịu được phèn, gió biển, ngập úng cũng chịu, hạn cũng chịu được, anh Muông có vườn (hơn 3.000m2) xoài xoài tứ quý trồng cách biển khoảng 500 mét mà vẫn tốt.
Bên cạnh đó, gia đình anh Muông áp dụng biện pháp bao trái xoài để hạn chế sâu hại, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên giảm được chi phí vật tư đầu vào, mang lại lợi nhuận cao hơn, sản phẩm bán ra thị trường an toàn hơn. Hiện tại, khi có hợp tác xã xoài, người nông dân mong muốn tạo điều kiện cho cây xoài có thương hiệu, quảng bá để trái xoài được đi xa hơn, anh Muông chia sẻ.
Chị Võ Thị Hồng Đệ, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú cho biết, trước đây gia đình chỉ trồng các loại dưa, sắn thu nhập bấp bênh do bị mất mùa, mất giá liên tục, sau khi thấy các gia đình trồng xoài hiệu quả nên chị chuyển 5.000m2 đất sang trồng xoài. Sau 5 năm xoài cho thu hoạch ổn định, chị Đệ chuyển tiếp 4.000 m2 đất còn lại trồng xoài. Hiện nay, với 9.000m2 đất (560 gốc xoài tứ quý) thu nhập mỗi năm từ 130 triệu đến 150 triệu đồng, gấp 2 đến 3 lần trồng rau màu.
Nguyễn Văn Bình, giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thạnh Phong cho biết, xoài tứ quý cho chất lượng trái ngon gần bằng xoài cát hòa lộc. Mặt khác, do xoài tứ quý thích hợp với vùng đất ven biển nơi đây, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, chịu gió biển... Xã Thạnh Phong có diện tích trồng xoài tứ quý hơn 100 ha, 90 ha tham gia vào Hợp tác xã (100 xã viên).
Hiện hợp tác xã hướng dẫn người dân canh tác theo hướng sản xuất sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từng bước xây dựng thương hiệu cho trái xoài tứ quý và liên kết doanh nghiệp cho đầu ra ổn định hơn.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú, trong tình hình biến đổi khí hậu, mưa thất thường, xâm nhập mặn thì cây xoài tứ quý thích ứng với đất ven biển, biến đổi khí hậu. Đợt hạn, mặn năm 2016 cây xoài hầu như không bị ảnh hưởng gì.
Bên cạnh đó, thổ nhưỡng thích hợp với cây xoài tứ quý nên năng suất khá cao từ 30 đến 40 tấn/ha/năm, thu nhập trung bình từ 250 đến 350 triệu đồng/năm/ha. Vì vậy, người dân đã bắt đầu chuyển đổi trồng hoa màu sang trồng xoài. Đất giồng cát ven biển ở hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải là khoảng 610 ha.
Hiện nay, hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải đã trồng xoài tứ quý hơn 240 ha tăng 1,5 lần so với năm 2015, trong đó có hơn 200ha đang cho thu hoạch.
Ông Trương Thanh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho biết, trước đây người dân đã trồng thử nghiệm nhiều loại cây sau đó chỉ có cây xoài tứ quý thích ứng với vùng cát ven biển, và điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Đặc điểm của cây xoài này là ít sâu bệnh hầu như cho trái quanh năm. Vì vậy, địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi vùng đất trồng màu kém hiệu quả để sang trồng xoài cho thu nhập ổn định hơn.
Bên cạnh đó, sắp tới địa phương hướng dẫn cho hợp tác xã làm hồ sơ xây dựng thương hiệu xoài tứ quý Thạnh Phú, và liên kết với các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống chuyển giao kỹ thuật để nông dân sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, an toàn theo hướng hữu cơ. Mặt khác, tìm kiếm các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra cho trái xoài, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho cây xoài tứ quý tại vùng đất ven biển của Bến Tre.
Hiện tại, anh Muông có 2ha trồng xoài tứ quý, thu hoạch mỗi năm 35-40 tấn/ha. Giá bán trung bình 12.000 đồng/kg. Doanh thu mỗi năm hơn 400 triệu, trừ chi phí lời khoảng 250 triệu đồng. Anh Muông cho biết, so với trồng hoa màu thì hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, trồng hoa màu có khi trúng mùa bị mất giá, trúng vụ dưa lại thất vụ sắn. Trồng xoài cho thu nhập ổn định hơn.
Mặt khác, cây xoài tứ quý chịu được phèn, gió biển, ngập úng cũng chịu, hạn cũng chịu được, anh Muông có vườn (hơn 3.000m2) xoài xoài tứ quý trồng cách biển khoảng 500 mét mà vẫn tốt.
Bên cạnh đó, gia đình anh Muông áp dụng biện pháp bao trái xoài để hạn chế sâu hại, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên giảm được chi phí vật tư đầu vào, mang lại lợi nhuận cao hơn, sản phẩm bán ra thị trường an toàn hơn. Hiện tại, khi có hợp tác xã xoài, người nông dân mong muốn tạo điều kiện cho cây xoài có thương hiệu, quảng bá để trái xoài được đi xa hơn, anh Muông chia sẻ.
Chị Võ Thị Hồng Đệ, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú cho biết, trước đây gia đình chỉ trồng các loại dưa, sắn thu nhập bấp bênh do bị mất mùa, mất giá liên tục, sau khi thấy các gia đình trồng xoài hiệu quả nên chị chuyển 5.000m2 đất sang trồng xoài. Sau 5 năm xoài cho thu hoạch ổn định, chị Đệ chuyển tiếp 4.000 m2 đất còn lại trồng xoài. Hiện nay, với 9.000m2 đất (560 gốc xoài tứ quý) thu nhập mỗi năm từ 130 triệu đến 150 triệu đồng, gấp 2 đến 3 lần trồng rau màu.
Nguyễn Văn Bình, giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thạnh Phong cho biết, xoài tứ quý cho chất lượng trái ngon gần bằng xoài cát hòa lộc. Mặt khác, do xoài tứ quý thích hợp với vùng đất ven biển nơi đây, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, chịu gió biển... Xã Thạnh Phong có diện tích trồng xoài tứ quý hơn 100 ha, 90 ha tham gia vào Hợp tác xã (100 xã viên).
Hiện hợp tác xã hướng dẫn người dân canh tác theo hướng sản xuất sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từng bước xây dựng thương hiệu cho trái xoài tứ quý và liên kết doanh nghiệp cho đầu ra ổn định hơn.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú, trong tình hình biến đổi khí hậu, mưa thất thường, xâm nhập mặn thì cây xoài tứ quý thích ứng với đất ven biển, biến đổi khí hậu. Đợt hạn, mặn năm 2016 cây xoài hầu như không bị ảnh hưởng gì.
Bên cạnh đó, thổ nhưỡng thích hợp với cây xoài tứ quý nên năng suất khá cao từ 30 đến 40 tấn/ha/năm, thu nhập trung bình từ 250 đến 350 triệu đồng/năm/ha. Vì vậy, người dân đã bắt đầu chuyển đổi trồng hoa màu sang trồng xoài. Đất giồng cát ven biển ở hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải là khoảng 610 ha.
Hiện nay, hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải đã trồng xoài tứ quý hơn 240 ha tăng 1,5 lần so với năm 2015, trong đó có hơn 200ha đang cho thu hoạch.
Ông Trương Thanh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho biết, trước đây người dân đã trồng thử nghiệm nhiều loại cây sau đó chỉ có cây xoài tứ quý thích ứng với vùng cát ven biển, và điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Đặc điểm của cây xoài này là ít sâu bệnh hầu như cho trái quanh năm. Vì vậy, địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi vùng đất trồng màu kém hiệu quả để sang trồng xoài cho thu nhập ổn định hơn.
Bên cạnh đó, sắp tới địa phương hướng dẫn cho hợp tác xã làm hồ sơ xây dựng thương hiệu xoài tứ quý Thạnh Phú, và liên kết với các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống chuyển giao kỹ thuật để nông dân sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, an toàn theo hướng hữu cơ. Mặt khác, tìm kiếm các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra cho trái xoài, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho cây xoài tứ quý tại vùng đất ven biển của Bến Tre.
Huỳnh Phúc Hậu