Bài 5: Chính phủ kiến tạo thì tư nhân phải đổi mới
“Chính phủ kiến tạo hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, rập khuôn, thiếu chuẩn mực. Doanh nghiệp tư nhân phải không ngừng thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh, chống tự mãn, dễ bằng lòng…” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kỳ vọng như vậy về sự đổi mới của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2017.
Kinh tế phương Đông có câu: Tiểu lộ là tiểu phát, trung lộ là trung phát, đại lộ là đại phát, vô lộ là vô phát. Câu ngạn ngữ này, theo nghĩa đơn thuần là muốn nói đến quy hoạch giao thông quyết định mức độ phát triển của hình thái kinh tế-xã hội. Nếu coi đây là hành trình của doanh nghiệp, có thể ví: Càng vào sân chơi rộng, doanh nghiệp càng có cơ hội phát đạt, thành công.
Với 12 hiệp định thương mại tự do đã ký kết và đang đàm phán 4 hiệp định khác, Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của mạng liên kết kinh tế với 55 quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia nhóm G20 và G7. Trong toàn cầu hóa, biên giới kinh tế ngày mờ nhạt kèm theo sự chiếm lĩnh thị trường giữa các quốc gia sẽ trở nên đa dạng và khốc liệt hơn bao giờ hết và khi đó, các chuẩn mực quốc tế đòi hỏi một sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch.
Trong bối cảnh ấy, giới doanh nhân trong nước đứng trước hai lựa chọn: Đi tiếp hoặc dừng cuộc chơi để cắt lỗ. Và nếu đi tiếp thì phải bước trên đại lộ. Khi đó, một điều chắn chắn phải thực hiện là đổi mới, rũ bỏ tư duy kinh doanh tiểu lộ để từng bước vươn ra biển lớn.
“Chính phủ kiến tạo hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, rập khuôn, thiếu chuẩn mực. Doanh nghiệp tư nhân phải không ngừng thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh, chống tự mãn, dễ bằng lòng…” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kỳ vọng như vậy về sự đổi mới của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2017.
Kinh tế phương Đông có câu: Tiểu lộ là tiểu phát, trung lộ là trung phát, đại lộ là đại phát, vô lộ là vô phát. Câu ngạn ngữ này, theo nghĩa đơn thuần là muốn nói đến quy hoạch giao thông quyết định mức độ phát triển của hình thái kinh tế-xã hội. Nếu coi đây là hành trình của doanh nghiệp, có thể ví: Càng vào sân chơi rộng, doanh nghiệp càng có cơ hội phát đạt, thành công.
Với 12 hiệp định thương mại tự do đã ký kết và đang đàm phán 4 hiệp định khác, Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của mạng liên kết kinh tế với 55 quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia nhóm G20 và G7. Trong toàn cầu hóa, biên giới kinh tế ngày mờ nhạt kèm theo sự chiếm lĩnh thị trường giữa các quốc gia sẽ trở nên đa dạng và khốc liệt hơn bao giờ hết và khi đó, các chuẩn mực quốc tế đòi hỏi một sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch.
Trong bối cảnh ấy, giới doanh nhân trong nước đứng trước hai lựa chọn: Đi tiếp hoặc dừng cuộc chơi để cắt lỗ. Và nếu đi tiếp thì phải bước trên đại lộ. Khi đó, một điều chắn chắn phải thực hiện là đổi mới, rũ bỏ tư duy kinh doanh tiểu lộ để từng bước vươn ra biển lớn.
Sáng 13/4/2017, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới". Ảnh: Nguyễn Dân - TTXVN |
Kinh doanh kiểu “một mình một ngựa”
Mặc dù đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc nhưng cần thẳng thắn nhìn nhận, cho đến nay, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế bởi nhiều yếu tố, trong đó điểm hạn chế nhất là tư duy kinh doanh kiểu “một mình một ngựa”.
Chiếm tỷ lệ gần 40% GDP của đất nước, tuy nhiên kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, cá thể. Trong đó, có tới 97% doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới; năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế chưa đủ tầm. Cũng bởi vậy, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân thua lỗ, phá sản còn ở mức cao.
Các thống kê cho thấy, cơ cấu ngành nghề của kinh tế tư nhân còn bất cập, có đến 81% tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong khi chỉ có 1% đầu tư vào nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo còn rất nhỏ. Song đáng lo ngại nhất, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, tư duy của phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đều không muốn liên kết trong kinh doanh.
Chưa cần đổ lỗi cho thể chế, những căn bệnh trầm kha này đang khiến bản thân doanh nghiệp Việt mất dần ưu thế trong cuộc đua tranh giành thị trường với doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ. Lo ngại hơn, mặc dù đã xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân ngàn tỷ nhưng một con số không nhỏ là những đơn vị năng lực kém, chưa thấu hiểu môi trường, vẫn còn tâm lý trông chờ vào chính sách, vào cơ may ngắn hạn. Cá biệt, có những doanh nghiệp “ký sinh” vào những mối quan hệ và coi đó là phương thức làm ăn sinh lợi nhất, hiệu quả nhất.
Đặt những ước mơ to lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhắc lại câu nói của đại văn hào Mark Twain với đại ý rằng, “20 năm sau bạn sẽ hối hận về những gì không làm hơn là những gì bạn đã làm. Hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi để đến bến đỗ an toàn và để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió”.
Để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ra khơi, đón gió và hướng về phía trước, điều cần làm lúc này là phải xắn tay vào việc, thay vì chờ đợi thể chế và cơ may.
Có 3 nội dung mà doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng cần đảm bảo để thành công là trình độ quản trị doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh và hiểu biết pháp luật trong hội nhập. Trong đó, yếu tố quản trị có vai trò chủ đạo. Đứng trước những biến đổi sâu sắc về môi trường kinh doanh và thể chế, yêu cầu đổi mới, nâng cấp phương thức quản trị sẽ tối đa hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có sự thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên lạc hậu không bắt kịp xu hướng của thị trường dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm, năng lực cạnh tranh đi xuống, đồng thời ý thức tuân thủ pháp luật hạn chế.
Đón đầu công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu. Các dự báo cho thấy, chỉ trong 5-10 năm tới, nền kinh tế số sẽ ăn sâu vào từng gốc rễ của các ngành, lĩnh vực. Không chỉ đem đến những cơ hội to lớn như: Cải tiến phương thức sản xuất, thông minh hóa các ngành nghề truyền thống, hình thành những mô hình kinh doanh mới¸ xu thế tất yếu này sẽ còn là sự đào thải tự nhiên đối với các doanh nghiệp chậm chân trong cuộc đua đổi mới công nghệ.
Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CMC Group, chỉ có 1,7% dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế số nhưng lại tạo ra 5% thu nhập quốc dân. Mức thu nhập bình quân, mức giá trị gia tăng lên trên mỗi lao động ở khu vực này cao gấp 3 lần trung bình cả nước.
Nhưng doanh nghiệp Việt đã làm gì để đón đầu công nghệ này? Kết quả một cuộc khảo sát về quan điểm với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được công bố mới đây cho thấy, trong số 2.000 doanh nghiệp được khảo sát, mặc dù hầu hết đều bày tỏ sự quan tâm, đánh giá xu hướng này có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nhưng có đến 79% trả lời rằng chưa có chiến lược làm gì để bước chân vào thế giới cách mạng công nghệ mới này.
Đại diện CMC cho rằng, tạm gác lại quy mô thay đổi ở tầm quốc gia, để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng số hóa trên diện rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp, tạo ra môi trường kết nối, an ninh, an toàn, từ đó mới áp dụng được các ứng dụng thông minh, tiện ích. Đây cũng được xem là động lực để tạo ra giá trị gia tăng và sức mạnh đột phá để phát triển bền vững.
Một động thái rất tích cực từ Chính phủ được triển khai từ nhiều năm qua là việc ứng dụng rộng rãi Chính phủ điện tử, trong đó có yêu cầu doanh nghiệp cũng phải điện tử hóa hoạt động quản trị để kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước.
Thực tế chứng minh, những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả thường dễ tiếp cận chính sách, pháp luật hơn, thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng hơn và quan trọng là có kết quả kinh doanh tốt hơn. Công nghệ số đang tạo nên mặt phẳng giữa các doanh nghiệp bất kể quy mô trong việc tiếp cận khách hàng, là công cụ đắc lực mà các doanh nghiệp nhỏ cần tận dụng triệt để để rút ngắn con đường đến thành công.
Năng suất lao động – chìa khóa của thành công
Năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương. Đây là đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế và cũng là nguyên nhân chính khiến chất lượng của nhiều mặt hàng Việt còn thấp, giá thành cao, khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Từ 10 năm nay, Chính phủ đã triển khai chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt". Tuy nhiên, mới có một số phần trăm nhỏ doanh nghiệp được tư vấn áp dụng các bộ chỉ số nâng cao năng suất lao động. Bất cập còn ở chỗ, phần lớn doanh nghiệp tư nhân trong nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy khó có thể tăng năng suất bằng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, chuyên môn hóa và đổi mới sáng tạo, là những nhân tố đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Đã đến lúc, đầu tư tăng năng suất lao động phải có vị trí hàng đầu trong danh mục chi của doanh nghiệp để tăng trưởng. Ở những Tập đoàn đa quốc gia, hoặc những thành viên Câu lạc bộ ngàn tỷ của doanh nghiệp Việt, mô hình R&D được hình thành và có vai trò đắc lực trong việc nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp. Điển hình nhất như Tập đoàn Viettel, dành đến 10% lợi nhuận trước thuế cho hoạt động này. Kết quả, hàng năm có hàng chục ngàn sáng kiến, ý tưởng, sản phẩm mới… đóng góp vào doanh thu hơn 10 tỷ USD/năm cho chính Tập đoàn.
Một yếu tố quan trọng khác để tăng năng suất lao động, chính là con người. Một doanh nghiệp bố trí được những người có trình độ tham gia công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp sẽ kéo theo hiệu quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời với đó, việc đào tạo người lao động về tay nghề, trình độ chuyên môn cũng sẽ mang đến năng suất cao hơn cho doanh nghiệp. Để có được mục tiêu này, những nội dung liên quan khác như chế độ tiền lương, tiền thưởng, trang bị nơi làm việc cho người lao động an toàn, hiện đại cũng cần thực hiện đồng bộ.
Cơ hội không tự đến
Trên bình diện quốc tế, quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp tham gia được các chuỗi giá trị toàn cầu thì quốc gia đó thu được nhiều lợi ích trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, đòi hỏi doanh nhân phải năng động sáng tạo, có kiến thức, có bản lĩnh chính trị và dám đương đầu với hội nhập.
Với động cơ là sự nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải tự trang bị cho mình một thiết bị điều hướng đó chính là khát vọng vươn lên.
Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sinh thời thường nói: “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Đã đến thời điểm để doanh nghiệp Việt tự cứu mình, tự đổi mới, tận dụng những thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đang kiến tạo để hoàn thành mục tiêu đầu tiên là chiến thắng trong hội nhập ngay trên sân nhà.
Trong không khí hừng hực lửa khởi nghiệp của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2017, doanh nhân Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình đã khảng khái cam kết: “Đã sinh ra doanh nghiệp tư nhân, chỉ có cống hiến và khát vọng, chắc chắn chúng tôi sẽ tâm huyết và phấn đấu... Chúng ta cùng nhau khởi nghiệp làm sao cho GDP tăng trưởng gấp 10 lần”.
Ngàn đời nay, với mỗi quốc gia, dân tộc, dân cường thì nước thịnh, muốn đất nước giàu mạnh thì dân phải giàu. Trong thời đại ngày nay, đất nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp kém phát triển.
“Thời gian không chờ đợi, cơ hội không tự đến, phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn trong thời đại kỹ thuật số, nếu không chúng ta sẽ đánh mất thời cơ, vận hội, Việt Nam sẽ không thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước, Việt Nam sẽ không thể tiến kịp các nước phát triển, tiến cùng thời đại”. Phát biểu của Thủ tướng như một lời nhắc nhở, đôn đốc chính quyền các cấp và các thành phần kinh tế cần “nhanh chân” để tự cứu mình, tự đem lại cơ hội phát triển cho chính mình.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc nhưng cần thẳng thắn nhìn nhận, cho đến nay, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế bởi nhiều yếu tố, trong đó điểm hạn chế nhất là tư duy kinh doanh kiểu “một mình một ngựa”.
Chiếm tỷ lệ gần 40% GDP của đất nước, tuy nhiên kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, cá thể. Trong đó, có tới 97% doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới; năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế chưa đủ tầm. Cũng bởi vậy, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân thua lỗ, phá sản còn ở mức cao.
Các thống kê cho thấy, cơ cấu ngành nghề của kinh tế tư nhân còn bất cập, có đến 81% tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong khi chỉ có 1% đầu tư vào nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo còn rất nhỏ. Song đáng lo ngại nhất, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, tư duy của phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đều không muốn liên kết trong kinh doanh.
Chưa cần đổ lỗi cho thể chế, những căn bệnh trầm kha này đang khiến bản thân doanh nghiệp Việt mất dần ưu thế trong cuộc đua tranh giành thị trường với doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ. Lo ngại hơn, mặc dù đã xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân ngàn tỷ nhưng một con số không nhỏ là những đơn vị năng lực kém, chưa thấu hiểu môi trường, vẫn còn tâm lý trông chờ vào chính sách, vào cơ may ngắn hạn. Cá biệt, có những doanh nghiệp “ký sinh” vào những mối quan hệ và coi đó là phương thức làm ăn sinh lợi nhất, hiệu quả nhất.
Đặt những ước mơ to lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhắc lại câu nói của đại văn hào Mark Twain với đại ý rằng, “20 năm sau bạn sẽ hối hận về những gì không làm hơn là những gì bạn đã làm. Hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi để đến bến đỗ an toàn và để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió”.
Để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ra khơi, đón gió và hướng về phía trước, điều cần làm lúc này là phải xắn tay vào việc, thay vì chờ đợi thể chế và cơ may.
Có 3 nội dung mà doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng cần đảm bảo để thành công là trình độ quản trị doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh và hiểu biết pháp luật trong hội nhập. Trong đó, yếu tố quản trị có vai trò chủ đạo. Đứng trước những biến đổi sâu sắc về môi trường kinh doanh và thể chế, yêu cầu đổi mới, nâng cấp phương thức quản trị sẽ tối đa hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có sự thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên lạc hậu không bắt kịp xu hướng của thị trường dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm, năng lực cạnh tranh đi xuống, đồng thời ý thức tuân thủ pháp luật hạn chế.
Đón đầu công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu. Các dự báo cho thấy, chỉ trong 5-10 năm tới, nền kinh tế số sẽ ăn sâu vào từng gốc rễ của các ngành, lĩnh vực. Không chỉ đem đến những cơ hội to lớn như: Cải tiến phương thức sản xuất, thông minh hóa các ngành nghề truyền thống, hình thành những mô hình kinh doanh mới¸ xu thế tất yếu này sẽ còn là sự đào thải tự nhiên đối với các doanh nghiệp chậm chân trong cuộc đua đổi mới công nghệ.
Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CMC Group, chỉ có 1,7% dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế số nhưng lại tạo ra 5% thu nhập quốc dân. Mức thu nhập bình quân, mức giá trị gia tăng lên trên mỗi lao động ở khu vực này cao gấp 3 lần trung bình cả nước.
Nhưng doanh nghiệp Việt đã làm gì để đón đầu công nghệ này? Kết quả một cuộc khảo sát về quan điểm với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được công bố mới đây cho thấy, trong số 2.000 doanh nghiệp được khảo sát, mặc dù hầu hết đều bày tỏ sự quan tâm, đánh giá xu hướng này có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nhưng có đến 79% trả lời rằng chưa có chiến lược làm gì để bước chân vào thế giới cách mạng công nghệ mới này.
Đại diện CMC cho rằng, tạm gác lại quy mô thay đổi ở tầm quốc gia, để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng số hóa trên diện rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp, tạo ra môi trường kết nối, an ninh, an toàn, từ đó mới áp dụng được các ứng dụng thông minh, tiện ích. Đây cũng được xem là động lực để tạo ra giá trị gia tăng và sức mạnh đột phá để phát triển bền vững.
Một động thái rất tích cực từ Chính phủ được triển khai từ nhiều năm qua là việc ứng dụng rộng rãi Chính phủ điện tử, trong đó có yêu cầu doanh nghiệp cũng phải điện tử hóa hoạt động quản trị để kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước.
Thực tế chứng minh, những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả thường dễ tiếp cận chính sách, pháp luật hơn, thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng hơn và quan trọng là có kết quả kinh doanh tốt hơn. Công nghệ số đang tạo nên mặt phẳng giữa các doanh nghiệp bất kể quy mô trong việc tiếp cận khách hàng, là công cụ đắc lực mà các doanh nghiệp nhỏ cần tận dụng triệt để để rút ngắn con đường đến thành công.
Năng suất lao động – chìa khóa của thành công
Năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương. Đây là đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế và cũng là nguyên nhân chính khiến chất lượng của nhiều mặt hàng Việt còn thấp, giá thành cao, khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Từ 10 năm nay, Chính phủ đã triển khai chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt". Tuy nhiên, mới có một số phần trăm nhỏ doanh nghiệp được tư vấn áp dụng các bộ chỉ số nâng cao năng suất lao động. Bất cập còn ở chỗ, phần lớn doanh nghiệp tư nhân trong nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy khó có thể tăng năng suất bằng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, chuyên môn hóa và đổi mới sáng tạo, là những nhân tố đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Đã đến lúc, đầu tư tăng năng suất lao động phải có vị trí hàng đầu trong danh mục chi của doanh nghiệp để tăng trưởng. Ở những Tập đoàn đa quốc gia, hoặc những thành viên Câu lạc bộ ngàn tỷ của doanh nghiệp Việt, mô hình R&D được hình thành và có vai trò đắc lực trong việc nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp. Điển hình nhất như Tập đoàn Viettel, dành đến 10% lợi nhuận trước thuế cho hoạt động này. Kết quả, hàng năm có hàng chục ngàn sáng kiến, ý tưởng, sản phẩm mới… đóng góp vào doanh thu hơn 10 tỷ USD/năm cho chính Tập đoàn.
Một yếu tố quan trọng khác để tăng năng suất lao động, chính là con người. Một doanh nghiệp bố trí được những người có trình độ tham gia công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp sẽ kéo theo hiệu quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời với đó, việc đào tạo người lao động về tay nghề, trình độ chuyên môn cũng sẽ mang đến năng suất cao hơn cho doanh nghiệp. Để có được mục tiêu này, những nội dung liên quan khác như chế độ tiền lương, tiền thưởng, trang bị nơi làm việc cho người lao động an toàn, hiện đại cũng cần thực hiện đồng bộ.
Cơ hội không tự đến
Trên bình diện quốc tế, quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp tham gia được các chuỗi giá trị toàn cầu thì quốc gia đó thu được nhiều lợi ích trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, đòi hỏi doanh nhân phải năng động sáng tạo, có kiến thức, có bản lĩnh chính trị và dám đương đầu với hội nhập.
Với động cơ là sự nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải tự trang bị cho mình một thiết bị điều hướng đó chính là khát vọng vươn lên.
Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sinh thời thường nói: “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Đã đến thời điểm để doanh nghiệp Việt tự cứu mình, tự đổi mới, tận dụng những thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đang kiến tạo để hoàn thành mục tiêu đầu tiên là chiến thắng trong hội nhập ngay trên sân nhà.
Trong không khí hừng hực lửa khởi nghiệp của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2017, doanh nhân Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình đã khảng khái cam kết: “Đã sinh ra doanh nghiệp tư nhân, chỉ có cống hiến và khát vọng, chắc chắn chúng tôi sẽ tâm huyết và phấn đấu... Chúng ta cùng nhau khởi nghiệp làm sao cho GDP tăng trưởng gấp 10 lần”.
Ngàn đời nay, với mỗi quốc gia, dân tộc, dân cường thì nước thịnh, muốn đất nước giàu mạnh thì dân phải giàu. Trong thời đại ngày nay, đất nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp kém phát triển.
“Thời gian không chờ đợi, cơ hội không tự đến, phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn trong thời đại kỹ thuật số, nếu không chúng ta sẽ đánh mất thời cơ, vận hội, Việt Nam sẽ không thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước, Việt Nam sẽ không thể tiến kịp các nước phát triển, tiến cùng thời đại”. Phát biểu của Thủ tướng như một lời nhắc nhở, đôn đốc chính quyền các cấp và các thành phần kinh tế cần “nhanh chân” để tự cứu mình, tự đem lại cơ hội phát triển cho chính mình.
Quang Vũ