Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nêu rõ, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc hỗ trợ, đảm bảo, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật. Nhiệm vụ này được ngành Tư pháp bắt đầu được thực hiện từ năm 2013; triển khai làm thử việc đánh giá, công nhận tại 5 địa phương theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Qua giai đoạn làm thử cho thấy, việc thực hiện nhiệm vụ này đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật; trách nhiệm bảo đảm quyền thông tin về pháp luật cho công dân và thiết thực góp phần vào cải cách thủ tục hành chính, nâng cao công tác hòa giải cơ sở, đồng thời gắn với việc triển khai tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
Theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, từ thành công của giai đoạn làm thử và nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng các địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thực hiện thống nhất và đồng bộ nhiệm vụ này trên toàn quốc. Để thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg, ngày 28/7/2017, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Giới thiệu về Thông tư số 07/2017/TT-BTP, Thạc sỹ Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 tiêu chí: bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; thực hiện dân chủ ở cơ sở; trong đó mỗi tiêu chí lại gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau. Các địa phương được xem xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ 4 điều kiện: không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa; tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III; kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên; trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây nên. Thạc sỹ Phan Hồng Nguyên lưu ý, trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức đồng thời với đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm đánh giá để xét, đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới.
Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh, việc xây dựng cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò quan trọng đối với quản lý Nhà nước và quản lý xã hội. Theo đó, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền các cấp thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành để có giải pháp khắc phục, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, qua thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật, các tổ chức, cá nhân sẽ được bảo đảm quyền của mình như: thực hiện đúng pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo; được giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn thông qua hòa giải cơ sở; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và phát huy dân chủ cơ sở… Các đại biểu cũng trao đổi nhằm thống nhất về cách hiểu trong nội dung cơ bản của các văn bản mới được ban hành; phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thi hành tại địa phương, cơ sở để cùng tháo gỡ, thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới./.
Theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, từ thành công của giai đoạn làm thử và nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng các địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thực hiện thống nhất và đồng bộ nhiệm vụ này trên toàn quốc. Để thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg, ngày 28/7/2017, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Giới thiệu về Thông tư số 07/2017/TT-BTP, Thạc sỹ Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 tiêu chí: bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; thực hiện dân chủ ở cơ sở; trong đó mỗi tiêu chí lại gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau. Các địa phương được xem xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ 4 điều kiện: không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa; tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III; kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên; trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây nên. Thạc sỹ Phan Hồng Nguyên lưu ý, trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức đồng thời với đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm đánh giá để xét, đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới.
Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh, việc xây dựng cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò quan trọng đối với quản lý Nhà nước và quản lý xã hội. Theo đó, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền các cấp thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành để có giải pháp khắc phục, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, qua thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật, các tổ chức, cá nhân sẽ được bảo đảm quyền của mình như: thực hiện đúng pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo; được giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn thông qua hòa giải cơ sở; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và phát huy dân chủ cơ sở… Các đại biểu cũng trao đổi nhằm thống nhất về cách hiểu trong nội dung cơ bản của các văn bản mới được ban hành; phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thi hành tại địa phương, cơ sở để cùng tháo gỡ, thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới./.
Phan Phương