Cây dứa là cây trồng đặc hữu của vùng Đồng Tháp Mười, thích hợp thổ nhưỡng đất nhiễm phèn, dễ trồng, chăm sóc và năng suất, sản lượng cao, đầu ra thuận lợi. Để hỗ trợ nông dân vùng chuyên canh, tỉnh đã kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng như: giao thông, kênh mương thủy lợi, mạng lưới đê bao ngăn lũ bảo vệ cây trồng và các công trình phụ trợ khác.
Nhờ vậy, gần 100% diện tích dứa được bảo vệ, phòng chống lũ lụt hàng năm gây hại. Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông cũng tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh; trong đó, chú trọng các khâu tuyển chọn giống tốt, kỹ thuật trồng, chăm sóc; kỹ thuật xử lý cho trái rải vụ để tránh thời điểm chính vụ thu hoạch rộ thường mất giá…
Theo ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ - xã chuyên canh dứa của huyện Tân Phước, thông thường, vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm, nông dân xử lý cho dứa ra hoa để thu hoạch vào các tháng cuối năm thường bán được giá cao. Thời gian qua, nhờ chuyên vào cây dứa, nhiều nông dân Tân Phước đã dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Ông Ngô Văn Biền, cư ngụ tại tại xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước. Ông Biền cho biết, gia đình ông có 4 ha đất trồng dứa, mỗi năm đạt sản lượng khoảng 80 tấn quả. Nếu lấy mức giá bình quân 5.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình ông Biền thu 400 triệu đồng.
Tương tự, ông Nguyễn Thành Hiển, cư ngụ tại xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước canh tác 3 ha dứa. Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh theo khoa học, dứa ông đạt năng suất bình quân 20 tấn/ha và sản lượng 60 tấn quả/ năm. Gia đình ông Hiển thu mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.
Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, địa phương xác định dứa là cây trồng chủ lực trên vùng đất mới. Việc hình thành vùng chuyên canh, áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khoa học, tổ chức sản xuất theo hướng GAP… đang mở ra hướng đi phù hợp, giúp cây dứa địa phương phát huy vai trò tích cực trong giảm nghèo nông thôn và tiến tới làm giàu bền vững cho bà con./.
Nhờ vậy, gần 100% diện tích dứa được bảo vệ, phòng chống lũ lụt hàng năm gây hại. Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông cũng tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh; trong đó, chú trọng các khâu tuyển chọn giống tốt, kỹ thuật trồng, chăm sóc; kỹ thuật xử lý cho trái rải vụ để tránh thời điểm chính vụ thu hoạch rộ thường mất giá…
Theo ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ - xã chuyên canh dứa của huyện Tân Phước, thông thường, vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm, nông dân xử lý cho dứa ra hoa để thu hoạch vào các tháng cuối năm thường bán được giá cao. Thời gian qua, nhờ chuyên vào cây dứa, nhiều nông dân Tân Phước đã dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Ông Ngô Văn Biền, cư ngụ tại tại xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước. Ông Biền cho biết, gia đình ông có 4 ha đất trồng dứa, mỗi năm đạt sản lượng khoảng 80 tấn quả. Nếu lấy mức giá bình quân 5.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình ông Biền thu 400 triệu đồng.
Tương tự, ông Nguyễn Thành Hiển, cư ngụ tại xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước canh tác 3 ha dứa. Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh theo khoa học, dứa ông đạt năng suất bình quân 20 tấn/ha và sản lượng 60 tấn quả/ năm. Gia đình ông Hiển thu mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.
Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, địa phương xác định dứa là cây trồng chủ lực trên vùng đất mới. Việc hình thành vùng chuyên canh, áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khoa học, tổ chức sản xuất theo hướng GAP… đang mở ra hướng đi phù hợp, giúp cây dứa địa phương phát huy vai trò tích cực trong giảm nghèo nông thôn và tiến tới làm giàu bền vững cho bà con./.
Minh Trí