|
Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré, mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Giờ đây, huyện đảo này đang đứng trước cơ hội để cả thế giới chiêm ngưỡng, vinh danh là Công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré, mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Giờ đây, huyện đảo này đang đứng trước cơ hội để cả thế giới chiêm ngưỡng, vinh danh là Công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Sử dụng túi ni lông trong cuộc sống thường ngày là thói quen của nhiều người dân Việt nói chung và người dân Lý Sơn nói riêng. Trên chuyến tàu cao tốc ra đảo, dễ bắt gặp nhiều người dân, du khách sử dụng túi ni lông sau đó vứt ngay xuống biển. Hành động này đã làm ảnh hưởng xấu đến động, thực vật biển.
|
Trầm tích núi lửa tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú độc nhất, vô nhị. Quảng Ngãi đang đứng trước cơ hội phát triển loại hình du lịch biển-đảo gắn với di sản địa chất độc đáo hiếm có ở Việt Nam. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Đảo Lý Sơn đang chờ được thế giới công nhận là nơi có giá trị di sản địa chất độc đáo, xứng tầm là Công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Bên cạnh đó, người dân, khách du lịch thường có thói quen sử dụng túi ni lông để trao đổi, mua bán các sản phẩm trên đảo. Chị Phạm Thị Minh, người dân xã An Hải, huyện Lý Sơn cho biết: Trước kia, người dân đi chợ còn mang giỏ xách, hiện nay mọi người chủ yếu bỏ vào túi ni lông cho tiện.
|
Nhiều di tích được tạo nên bởi hoạt động phun trào dung nham của núi lửa như cổng tò vò trên bờ và dưới biển... Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Hang Câu trên đảo Lý Sơn, một trong nhiều di sản địa chất độc đáo được tạo ra từ hoạt động phun trào dung nham của núi lửa. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Đảo bé An Bình được chọn là xã điểm không sử dụng túi ni lông trên đảo Lý Sơn. Đảo An Bình có diện tích gần 1 km2 với khoảng 500 người dân. Đây cũng là hòn đảo có nhiều du khách đến tham quan. Do diện tích nhỏ, dân cư ít nên nếu vận động được người dân, du khách không sử dụng túi ni lông, mọi người ở đảo lớn mới thấy được lợi ích và làm theo.
Để thực hiện tốt Chỉ thị trên, huyện đảo Lý Sơn đang tập trung tuyên truyền, kêu gọi người dân và du khách trên đảo giảm thiểu sử dụng túi ni lông, tiến tới nói không với túi ni lông.
|
Trầm tích núi lửa tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú độc nhất, vô nhị. Quảng Ngãi đang đứng trước cơ hội phát triển loại hình du lịch biển-đảo gắn với di sản địa chất độc đáo hiếm có ở Việt Nam. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Núi Thới Lới với trầm tích núi lửa tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú độc nhất, vô nhị. Quảng Ngãi đang đứng trước cơ hội phát triển loại hình du lịch biển-đảo gắn với di sản địa chất độc đáo hiếm có ở Việt Nam. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn cho biết: Để đảo Lý Sơn trở thành hòn đảo không túi ni lông, huyện đang tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các khách sạn, nhà nghỉ, quầy hàng, cửa hiệu, chợ… nâng cao ý thức của người dân, du khách về bảo vệ môi trường, cụ thể là hạn chế sử dụng túi ni lông, vứt rác thải ra môi trường trên đảo. Huyện đã giao Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chịu trách nhiệm tìm kiếm các loại túi thân thiện với môi trường để người sử dụng thay thế túi ni lông.
|
Núi Thới Lới với trầm tích núi lửa tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú độc nhất, vô nhị. Quảng Ngãi đang đứng trước cơ hội phát triển loại hình du lịch biển-đảo gắn với di sản địa chất độc đáo hiếm có ở Việt Nam. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Môi trường phun trào núi lửa ở đảo Lý Sơn khá đa dạng, mỗi đợt phun trào tạo thành các lớp dung nham có bề dày khác nhau. Đến nay, dấu tích của núi lửa phun trào vẫn còn nguyên vẹn tại khu vực này. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
“Thời gian qua, nhiều đơn vị, tổ chức ra quân thu gom rác thải, phát các loại túi thân thiện với môi trường cho người dân trên đảo. Tuy nhiên, sử dụng túi ni lông đã trở thành thói quen của nhiều người. Để thực hiện thành công mô hình này rất cần sự quyết tâm, cùng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và du khách”, bà Phạm Thị Hương nhấn mạnh.