Ảnh Minh Họa |
Trong đó, tiêu chí về thu nhập cần bảo đảm cân đối với tốc độ tăng thu nhập bình quân của xã hội và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.
Các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, đề xuất cụ thể tiêu chí về các nhu cầu xã hội cơ bản.
Giảm nghèo cần tập trung hơn vào vùng đặc biệt khó khăn
Để hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo hướng nội dung chương trình cần tập trung hơn vào vùng có tỷ lệ nghèo cao, vùng đặc biệt khó khăn và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các huyện nghèo theo Chương trình 30a, địa bàn thuộc Chương trình 135.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thiết kế thêm phương án về tổng nguồn vốn cho Chương trình.
Phó Thủ tướng yêu cầu cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng đầu tư theo thứ tự ưu tiên dựa vào nguồn lực; tập trung đầu tư cho các địa phương khó khăn, thiếu nguồn lực, các địa phương có điều kiện thì tự lực hoặc có hỗ trợ một phần từ Trung ương; tăng thêm nguồn lực cho hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, dự kiến tổng nguồn lực bố trí cho Chương trình theo nguyên tắc có yếu tố tăng trưởng.
Về cơ chế, chính sách đối với các đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Thủ tướng giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện thêm báo cáo về rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách giảm nghèo bền vững; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 này.